Rời Việt Nam khi mới 5 tuổi, xa mẹ đẻ và sống dưới tên gọi của một đứa trẻ đã mất khác suốt nửa đời người. Đó là câu chuyện của Thai, một người gốc Việt sinh ra trong những năm tháng chiến tranh. Trong thư gửi Thanh Niên, Thai chia sẻ: “Tôi viết thư cho bạn từ Bỉ, nơi tôi đang sống cùng vợ con mình. Thế nhưng, tôi sinh ra tại VN và được sống cùng mẹ đẻ người Việt cho đến khi lên chuyến bay babylift cuối cùng vào ngày 26.4.1975. Tôi không thể nhớ được bất kỳ điều gì về mẹ tôi và những ngày cuối cùng đó. Điều duy nhất tôi còn mơ hồ đôi chút chính là chuyến bay di tản”.
tin liên quan
Trao nhầm con suốt 42 năm ở Hà Nội: Giám định ADN với những giọt nước mắtRất nhiều người ở Hà Nội sau khi biết câu chuyện người mẹ bị trao nhầm con 42 năm tự nguyện đến nhà bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, phố Quán Thánh, xin phép được giám định ADN.
Babylift là tên chiến dịch không vận do Mỹ triển khai trong những ngày cuối cùng của chiến tranh VN vào tháng 4.1975 nhằm bốc trẻ em Việt di tản sang Mỹ và các quốc gia khác. Theo lời kể của Thai, cha mẹ nuôi của ông trước đó nhận một bé trai khác (sinh ngày 15.7.1971) trên chuyến bay babylift đầu tiên ngày 4.4.1975. Tuy nhiên, chuyến bay định mệnh gặp nạn và cậu bé Thai thật nằm trong số 78 trẻ thiệt mạng. Khoảng ngày 20.4.1975, cặp vợ chồng nước ngoài nhận được cuộc điện thoại từ Tổ chức Bạn bè của mọi trẻ em (Friends for All Children) rằng có một bé trai khác cho họ - chính là Thai bây giờ. Vì không có thời gian làm thủ tục giấy tờ, họ để nguyên danh tính đứa trẻ đã mất để cậu bé mới lên máy bay. Thai sống cùng cha mẹ nuôi ở Montreal (Canada) và đến năm 13 tuổi thì cả gia đình chuyển tới Bỉ.
|
Hành trình tìm mẹ
Vì không có giấy tờ thật nên dù rất muốn Thai cũng không cách nào biết được thân phận của mình. Mãi đến năm 2006, sau khi cha nuôi qua đời, Thai tìm được một tập hồ sơ nhận nuôi và quyết định điều tra về nơi mình sinh ra. Theo lời kể của Thai, ông đã liên hệ được với một người tên Rosemary Taylor, từng làm việc tại Friends for All Children, cũng là người phụ trách việc nhận nuôi ông. Sau nhiều ngày lục lại hồ sơ dữ liệu, bà Rosemary tìm được một bức ảnh chụp Thai lúc nhỏ và kết luận rằng có khả năng lớn tên ông là Nguyen Truong Tho, sinh ngày 10.6.1970, được mẹ đẻ đưa đến cô nhi viện Allambie vào ngày 17.4.1975. Ông cũng liên lạc được với một phụ nữ Pháp làm việc tại cô nhi viện thời điểm đó. “Có một chi tiết giúp người phụ nữ nhớ ra tôi, đó là tóc tôi được nhuộm đen để không bị phát hiện là trẻ Mỹ lai Á khi đến trại trẻ mồ côi. Bà ấy nói có gặp người mẹ miền Trung cùng cậu con trai mắt xanh lục và tóc nhuộm đen. Cả Rosemary và người phụ nữ Pháp đều khẳng định tôi được chăm sóc tử tế và mẹ rất yêu tôi”, Thai viết.
Với mong muốn tìm được mẹ, Thai cùng vợ đã đọc mọi thứ về babylift và tìm được một bức ảnh xúc động mà Thai tin chính là mình. Bức ảnh được một phi công người Úc chụp tại sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 17.4.1975. Thai tin rằng mẹ đã đưa ông ra sân bay để tìm hiểu thông tin trước khi đưa ông đến cô nhi viện. Thai đã về VN vào năm 2009 và thăm cô nhi viện mà ông từng được lưu lại vài ngày. Dù không nhớ được gì nhưng Thai có cảm giác khó tả khi về đây và vẫn nuôi hy vọng tìm về cội nguồn suốt 10 năm qua.
Manh mối từ cha đẻ
|
Quay lại với câu chuyện của Thai, ông Shinkaroff đã chia sẻ cởi mở về câu chuyện tình cảm giữa ông và mẹ của Thai từ thời chiến và sẵn sàng ủng hộ, giúp con tìm lại mẹ. Ông Shinkaroff không nhớ tên VN của bà, chỉ biết mẹ đẻ của Thai tên là Mary Haung, sống tại khu trung tâm ở Pleiku, Gia Lai. Thời điểm đó, bà làm kế toán tại một câu lạc bộ của lính quân dịch ở Pleiku, còn ông thuộc biên chế đơn vị bảo trì 614, gắn liền với đơn vị vận tải 604. Shinkaroff quay về Mỹ và không còn giữ được liên lạc với bà, tuy nhiên ông vẫn còn nhớ về cô gái Việt năm xưa.
tin liên quan
Chân dung mẹHình như cho đến bây giờ khi cần minh họa cho hình ảnh về người mẹ, hình ảnh được sử dụng nhiều nhất (đến mức như là một sự mặc định) vẫn là: một bà cụ già, lưng còng, mắt lèm nhèm đầy nhựa ghèn, lẫm chẫm đứng tựa cửa nhìn vào xa vắng...
Bình luận (0)