Tính đến thời điểm hiện tại, quân đội Đức sở hữu khoảng 600 tên lửa hành trình Taurus với tầm bắn hơn 500 km và được trang bị cho các dòng tiêm kích như Eurofighter, Tornado, F-15 hoặc F-18.
Tên lửa do nhà thầu quân sự MBDA của châu Âu sản xuất, được thiết kế để phá hủy mục tiêu giá trị cao nằm sâu trong lòng địch như các boong ke chỉ huy, kho đạn dược, kho nhiên liệu, sân bay và cầu cảng.
Bất chấp áp lực từ Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz liên tục bác bỏ yêu cầu viện trợ tên lửa Taurus vì lo ngại khả năng Kyiv có thể sử dụng vũ khí do Berlin cung cấp để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
EU, NATO cam kết ủng hộ Ukraine nhưng không tán thành 'kế hoạch chiến thắng'
Bộ trưởng Pistorius giờ đây muốn mua phiên bản cao cấp hơn là Taurus Neo, với tổng giá trị thương vụ khoảng 2,1 tỉ euro cho 600 tên lửa và đợt giao hàng đầu tiên dự kiến vào năm 2029, theo Spiegel.
Tuy nhiên, ông Pistorius vẫn đang tìm kiếm ngân sách cho kế hoạch này, với 350 triệu euro cần có vào năm 2025 để khởi động dự án.
Bộ Quốc phòng Đức chưa bình luận về thông tin trên.
Anh và Pháp lần lượt viện trợ tên lửa hành trình Storm Shadow (Pháp gọi là Scalp) cho Ukraine, và quân đội chính quyền Kyiv cho biết đã cải tạo các máy bay chiến đấu từ thời Liên Xô để lắp các tên lửa này.
Nga cảnh báo Đức rằng việc giao tên lửa tầm xa cho Kyiv sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, và đẩy chiến sự Ukraine vào vòng xoáy xung đột mới.
Bình luận (0)