Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 7.11 đăng bài Ngư dân trắng tay vì trộm và Đừng để nông dân chết.
Không dám trồng hay nuôi con gì
Một lần về quê, tôi thấy nhà người quen đất đai nhiều nhưng lại bỏ trống, trong khi gia chủ thì quá nghèo. Tôi hỏi tại sao không trồng cây gì để cải thiện kinh tế gia đình thì họ trả lời không dám trồng hay nuôi con gì vì khi quả chưa chín đã bị hái trộm, vật nuôi chưa lớn đã bị bọn trộm hớt tay trên...
Tuan Nguyen
(thuansusu@yahoo.com)
Hậu quả sẽ khôn lường
Nếu nhà nước không có biện pháp bảo vệ tài sản nông dân hoặc không xử lý mạnh tay bọn trộm thì sẽ dẫn đến tình trạng người dân tự cứu mình bằng cách trang bị bẫy điện, hầm chông, nuôi chó bẹc giê... Lúc đó hậu quả sẽ tồi tệ hơn. Ở nhiều địa phương đã xảy ra cảnh người dân bức xúc đánh chết kẻ trộm chó rồi. Xin đừng để người dân phải tự "xử" như vậy.
Tâm (tam@yahoo.com)
Truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương
Xã hội bất an thì người dân hết muốn làm ăn sản xuất. Vấn đề trị an quá lơ là nên bọn trộm mới mặc sức phá hoại như vậy. Phải có quy định xử lý cả những cán bộ, những lãnh đạo để địa phương mình xảy ra nạn trộm cắp hoành hành thì may ra họ mới tích cực hơn trong việc bảo đảm an ninh cho người dân.
Trần Hồng
(hongtrn@yahoo.com)
Trần Thị Hương
Trần Quốc Chiến Hải Nam
Bây giờ, ở thôn quê nào cũng có tình trạng trộm cắp lộng hành nhưng rất ít nghe nói công an bắt được hay xử lý được tên nào. Phải chăng trộm cắp nông sản, vật nuôi, ngư cụ chỉ là trộm vặt nên không được quan tâm?
(TP.Biên Hòa, Đồng Nai)
Những bài học về đánh chết kẻ trộm ở một vài miền quê còn đó. Người nông dân vì ít hiểu biết pháp luật, nếu quá bức xúc mà không được nhà nước can thiệp kịp thời thì dễ bột phát hành động tiêu cực.
(Q.7, TP.HCM)
(thực hiện)
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Cứu 13 ngư dân bị đâm chìm tàu
>> Tiếp thêm động lực cho con em ngư dân
>> Chia sẻ gánh nặng của ngư dân
>> Cứu tàu cá bị hỏng máy cùng 34 ngư dân
>> Trao 30 triệu đồng giúp ngư dân gặp nạn trên biển
Bình luận (0)