|
Việc thu thập các dữ liệu chính xác, theo thời gian thực tế về các trận động đất luôn là thách thức đối với các nhà địa chấn học.
Tuy nhiên, một cảm biến nhỏ có trong các đời smartphone hiện nay có thể bổ sung thông tin thiếu hụt bằng cách biến 'dế' thành cảm biến động đất.
Vi mạch, với công dụng ban đầu là thay đổi định hướng của màn hình, có thể phát hiện các cơn rung lắc với cường độ mạnh hơn 5 độ Richter.
Được biết đến với tên gọi gia tốc kế MEMS, các cảm biến đo tốc độ tăng dần của chuyển động trên mặt đất và rung động trên xe ô tô, trong những tòa nhà hoặc tại các cơ sở cụ thể.
MEMS cũng được dùng trong laptop nhằm phát hiện chuyển động rơi, và trong các trò chơi game để cảm nhận hướng di chuyển và tốc độ.
Antonino D'Alessandro và Giuseppe D'Anna, của Viện Vật lý địa cầu và Núi lửa Quốc gia ở Ý, đã tiến hành cuộc kiểm tra nhằm xác định liệu cảm biến này có thể phát hiện chuyển động mặt đất trong các cơn địa chấn một cách chính xác hay không.
Kết quả thử nghiệm gia tốc kế LIS331DLH MEMS của iPhone và so sánh với cảm biến chuyên dụng EpiSensor ES-T cho thấy, các gia tốc kế MEMS có thể phát hiện các trận động đất mạnh khi người dùng ở gần tâm chấn.
Phi Yến
>> iPhone sẽ có cảm biến chụp ảnh hai lớp
>> Ứng dụng mới của cảm biến hạt nhân
>> Siêu cảm biến phát hiện ô nhiễm môi trường
>> Biến iPhone thành camera 3D
>> Biến iPhone thành kính hiển vi
>> Biến iPhone thành thiết bị điều khiển từ xa đa năng
>> Biến iPhone thành máy ảnh chuyên nghiệp
Bình luận (0)