Dùng năng lượng gỗ thay than đá: Vẫn ô nhiễm, thêm nỗi lo phá rừng

15/03/2022 13:19 GMT+7

Việc chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản chấp nhận nhập khẩu gỗ nén để tạo ra chất đốt thay vì tiếp tục sử dụng than đá đang khiến vấn đề chặt phá rừng tại Việt Nam trở nên trầm trọng hơn, còn môi trường thì vẫn tiếp tục ô nhiễm.

Theo Nikkei, việc các nhà quản lý môi trường liên tục phản đối sự phụ thuộc vào than đá đang khiến cho biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng hơn đã buộc chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đồng ý với việc khai thác và nhập khẩu gỗ nén để làm chất đốt (nhiên liệu sinh khối). Nhưng bản chất của hành động này đi ngược lại hoàn toàn với xu thế kinh tế xanh trên thế giới và không hề giúp ích cho việc bảo vệ môi trường.

Bên cạnh các chỉ trích về việc than gỗ cũng tạo ra lượng khí thải không hề thua kém than đá, việc này vô hình chung còn ảnh hưởng tới việc bảo tồn diện tích rừng trong khu vực. Cụ thể, một số nhà hoạt động môi trường chỉ ra rằng, việc thúc đẩy nhập khẩu gỗ làm năng lượng đang làm gia tăng tình trạng chặt phá rừng tại Việt Nam - quốc gia xuất khẩu gỗ hàng đầu châu Á.

Việt Nam đã sản xuất 3,2 triệu tấn gỗ nén trong 1 năm, xếp thứ 3 trên thế giới chỉ sau Mỹ và Canada. Phần lớn sản lượng này đều được xuất sang Nhật Bản và Hàn Quốc - 2 nước nhập khẩu gỗ nén nhiều thứ 5 và thứ 6 trên toàn cầu.

Một cánh rừng tại Đồng Nai

Nikkei

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ nén buộc phải nhận được chứng nhận FSC từ Hội đồng Quản lý rừng để đảm bảo rằng các sản phẩm này không có nguồn gốc từ gỗ khai thác bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc có quá nhiều công ty tự dán chứng nhận giả vì lợi nhuận đã khiến cho tình trạng khai thác gỗ trái phép gia tăng.

Ông Eisuke Nomura, Giám đốc Công ty Biomass Fuel Vietnam, cho biết có rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường làm giả chứng nhận FSC để có thể xuất khẩu được sang Nhật Bản. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của công ty cũng như toàn bộ ngành lâm nghiệp Việt Nam. Nếu không có biện pháp cứng rắn hơn để trấn áp nạn khai thác gỗ lậu, Việt Nam có nguy cơ vi phạm “Cam kết chấm dứt nạn phá rừng tại tại Hội nghị lần thứ 26 về chống biến đổi khí hậu” hay nghiệm trọng hơn là lệnh cấm nhập khẩu gỗ khai thác trái phép từ châu Âu.

Chia sẻ với Nikkei, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Tổ chức môi trường Pan Nature, cho biết: Về lý thuyết, đúng là năng lượng từ gỗ nén có thể tái tạo, nhưng cần một thời gian dài và nỗ lực rất lớn để bù đắp. Để đảm không gây ra tình trạng phá rừng ở các nước nguồn như Việt Nam, chính phủ sở tại cần có các cơ chế để giám sát ngành công nghiệp này và các nước nhập khẩu cũng cần có trách nhiệm".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.