'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
04/02/2023 11:32 GMT+7

Họa sĩ Lê Sa Long vừa hoàn thành một phần bộ tranh Chân dung những người cầm bút. Ông vẽ như bị thôi miên chân dung các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học Việt Nam cho kịp ngày thơ Nguyên tiêu.

Họa sĩ Lê Sa Long là tên tuổi quen thuộc trong giới mỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực vẽ tranh chân dung. Ông từng đoạt giải nhất chân dung ký họa do Hội Mỹ thuật TP.HCM tổ chức 1999. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với độc giả qua hai bộ tranh Khẩu trang và người nổi tiếng (2020) và Sài Gòn thời giãn cách (2021)...

'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 1.

Nhà thơ Văn Cao qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long

'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 2.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 3.

Nhà thơ Hữu Loan

Lê Sa Long

Năm 2021 và 2022 là năm khá thành công của anh với việc anh nhận giải Mai vàng và giải nhất Tác phẩm Mỹ thuật xuất sắc trong Cuộc vận động sáng tác phòng chống dịch. Đặc biệt là Bằng khen do Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi trao tặng (4.7.2022)

Họa sĩ Lê Sa Long cho biết, càng nung nấu ý tưởng vẽ chân dung các nhà văn, nhà thơ khi giữa đại dịch Covid 19 vừa qua, có nhiều nhà văn nhà thơ đã sát cánh cùng chiến sĩ bác sĩ, người thiện nguyện mang đến những nhu yếu phẩm thiết yếu cho bà con lao động.

"Vào tháng 10.2021, Hội Nhà văn TPHCM đã ra mắt tập thơ Nhân nghĩa đất phương Nam, tôi thật sự xúc động với những sáng tác về con người, về cuộc sống, về vùng đất anh dũng, kiên cường, nhân ái, hào sảng, trọng nghĩa tình… trong cuộc chiến bảo vệ tính mạng, bảo vệ sự sống vượt qua đại dịch. Mỗi nhà văn, nhà thơ tôi vẽ 2, 3 thậm chí 4, 5 tranh với bố cục và chất liệu khác nhau như: Sơn dầu, màu nước, pastel, chì than… để tìm ra những nét đặc sắc nhất lột tả thần thái tác giả, cũng như muốn thể hiện nhân vật gắn với tác phẩm nổi tiếng", họa sĩ Lê Sa Long tâm sự.

'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 4.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 5.

Nhà văn Bích Ngân

'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 6.

Nhà thơ Lê Thị Kim

'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 7.

Nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm

"Khó nhất là vẽ một số nhân vật đã mất, khi họa sĩ phải dựa vào tư liệu ảnh của gia đình bạn bè tác giả. Nếu tư liệu ít sẽ rất khó thể hiện được, ví dụ chân dung Hàn Mặc Tử hay Nam Cao", họa sĩ Lê Sa Long kể.

Lê Sa Long nhớ nhất là lần gặp gỡ nhà thơ Hoài Vũ vào tháng 8.2020. "Tôi yêu thơ của nhà thơ Hoài Vũ từ khi còn nhỏ và đã nghe bài thơ tuyệt vời phổ nhạc Anh ở đầu sông em cuối sông. Thời gian đó ông chuẩn bị cùng NXB Hội Nhà văn in 2 tập sách của ông Gái thời chiến Hoa trong tuyết nên muốn có chân dung để đưa vào tay gấp sách. Tôi hẹn ông lại chỗ bạn nhà văn Trần Nhã Thụy để vẽ chân dung. Khhoảng 30 phút, xong chân dung ông chì than trên giấy canson, ông rất thích và xúc động khi nhận tranh tôi tặng . Sau đó, nhà thơ mang về nhà treo ở phòng khách cùng chân dung của ông hồi trẻ khi ở chiến khu".

'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 8.

Nhà thơ Lê Minh Quốc

'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 9.

Nhà văn Nguyễn Trí

'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 10.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến

'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 11.

Nhà thơ Lữ Mai

'Dung nhan' các văn nhân nổi tiếng Việt Nam qua nét vẽ họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 12.

Nhà văn Đỗ Bích Thúy

Lê Sa Long

Giáp Tết Tân Sửu 2021, họa sĩ Lê Sa Long cùng đại diện NXB Trẻ đã đi thăm Nhà lưu niệm Sơn Nam và gia đình nhà văn tại Mỹ Tho (Tiền Giang). Họa sĩ Lê Sa Long gửi tặng Nhà lưu niệm bức tranh Sơn Nam - người truyền lửa, gia đình nhà văn Sơn Nam xúc động khi nhìn thấy bóng dáng gầy gò liêu xiêu đi bộ của nhà văn Sơn Nam bên Lăng Lê Văn Duyệt qua nét vẽ tuyệt vời của họa sĩ Lê Sa Long không lẫn vào ai được.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.