Sau loạt bài "ĐBSCL chỉ còn tồn tại 80 năm?", "Hạn chế sụt lún ở ĐBSCL" và "Chuyên gia Mỹ từng cảnh báo về ngập lụt ở ĐBSCL", Báo Thanh Niên nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia tâm huyết, hiến kế các giải pháp hạn chế sụt lún, đẩy lùi tương lai chìm trong nước biển của ĐBSCL.
Hầu hết các ý kiến đều khẳng định nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt ngày càng nghiêm trọng ở khu vực này là do con người khai thác quá nhiều tầng nước ngầm, kể cả các con sông cổ, gây hiện tượng sụt lún mặt đất. Để hạn chế, cần kiểm soát, hạn chế đến mức tối đa việc khai thác nước ngầm và khôi phục các nguồn nước ngọt (nước mặt) tự nhiên trước đây. Lý thuyết là thế, tuy nhiên làm thế nào để khôi phục được các nguồn trữ nước tự nhiên không phải bài toán dễ giải bởi thời hạn phục hồi nguồn nước đối với dòng chảy trên mặt chỉ mất 16 ngày đêm nhưng đối với dòng ngầm phải mất đến 1.500 năm. GS.TS Nguyễn Văn Đạt, Nguyên trưởng khoa Kỹ thuật Xây dựng ĐH Bách Khoa TP.HCM với nhiều năm nghiên cứu tình trạng ngập, sụt lún đất nền tại TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ đã đề xuất một giải pháp rất mới: Tận dụng nguồn nước biển để làm đầy các kho nước ngầm tự nhiên.
Trả nước biển cho các tầng ngầm
tin liên quan
Chuyên gia Mỹ từng cảnh báo về ngập lụt ở ĐBSCLDo đó, ĐBSCL có thể tận dụng nguồn nước biển dồi dào để làm đầy các tầng ngầm, hồi sinh các con sông cổ đã bị khai thác quá nhiều qua 2 con đường: dẫn nước theo phương ngang và phương đứng.
Cụ thể, ở phương thẳng đứng, nước biến sẽ được chặn lại bởi hệ thống đê biển bằng bê tông than xỉ có xử lý, sau đó dẫn tự nhiên qua một mạng lưới các đường ống composit hoặc nhựa mềm (độ dài khoảng 60 - 150 m tùy độ sâu của tầng ngầm, được nối từ nhiều đoạn), chạy thẳng xuống tầng ngầm.
Theo phương ngang, lắp đặt những tấm lưới hình chữ nhật 100 x 200 mm, cách nhau 200 mm ngăn mặn, độ dài trùng độ sâu trong nước. Nước biển vào sẽ gặp lưới chặn lại, ngấm dần xuống tầng nước ngầm.
"Rõ ràng hai giải pháp thu nước biển theo phương đứng và ngang cùng chảy vào tầng ngầm là khá quan trọng, không những giảm thiểu tốc độ xâm nhập mặn mà còn giảm cả chiều sâu vào đất liền của nó. Đương nhiên độ sụt lún sẽ giảm theo" - ông Đạt đánh giá.
|
Ngọt hóa nước biển
Ngoài con đường dẫn nước biển chảy vào các tầng ngầm, GS Nguyễn Văn Đạt hiến kế còn con đường thứ 2 "cứu" ĐBSCL thoát khỏi ngập lụt, đó là ngọt hóa nước biển. Theo ông, lưu lượng khai thác nước ngầm ngày càng tăng cao là do ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn nước, khiến người dân không đủ lượng nước ngọt cần thiết để phục vụ sinh hoạt, canh tác. Nếu có thể áp dụng các biện pháp ngọt hóa nước biển đủ cung cấp cho người dân thì sẽ chẳng còn ai khai thác nước ngầm nữa.
"Nguồn nước biển sau khi được ngọt hóa sẽ được dẫn vào hệ thống sông ngòi khắp ĐBSCL, vừa cung cấp cho người dân sinh hoạt, phục vụ canh tác, vừa có thể cung ứng thêm sản phẩm cho ngành du lịch khi có thêm các du thuyền được trang bị tiện nghi phục vụ du lịch sinh thái" - ông Đạt nói và nhấn mạnh cần xem xét nước biển ở ĐBSCL cũng như nước mưa, triều cường ở TP.HCM là tài nguyên hữu ích, có thể tận dụng để chống ngập và phục vụ cho nhiều mục đích gần xa.
Nghiên cứu của Trường ĐH Utrecht (Hà Lan) cho biết hiện nay mỗi ngày vùng ĐBSCL rút khỏi lòng đất tới 2,5 triệu lít nước. Nước mất đi làm giảm áp lực trong cấu trúc địa chất bên dưới, khiến đồng bằng lún xuống. Với tốc độ sụt lún trung bình 1 cm/năm, hiện tượng sụt lún mặt đất, mất phù sa, nước biển dâng... sẽ khiến gần như toàn bộ ĐBSCL chìm dưới mặt nước biển vào năm 2100.
|
Bình luận (0)