Dùng smartphone theo dõi trầm cảm

Thành Luân
Thành Luân
19/07/2020 16:52 GMT+7

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Dalhousie (Canada) đã phát triển một ứng dụng di động có tên PROSIT, có thể phát hiện các tình trạng như lo lắng hoặc trầm cảm dựa trên cách người dùng sử dụng điện thoại.

Theo Engadget, nó bao gồm các tính năng dễ theo dõi như tập thể dục, ngủ, tần suất cuộc gọi, lịch sử tin nhắn, thị hiếu âm nhạc và nhiều dữ liệu tinh tế khác như tốc độ gõ và lực của người dùng có thể gợi ý trạng thái cảm xúc.
Người dùng cũng được yêu cầu ghi lại đoạn clip âm thanh dài 90 giây mô tả phần thú vị nhất trong tuần của họ và tự báo cáo cảm xúc của mình theo thang 5 điểm. Khoảng 300 người đang thử nghiệm PROSIT, với khoảng một nửa trong số đó là bệnh nhân.
Về quyền riêng tư, người dùng ứng dụng được yêu cầu ký vào mẫu đồng ý và dữ liệu sẽ được lưu trữ ở một vị trí an toàn. Mặc dù vậy, sẽ không có hạn chế trong việc sử dụng dữ liệu này. Tuy nhiên, các ứng dụng như PROSIT được đánh giá hữu ích để giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Mặc dù PROSIT không cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh về sức khỏe tinh thần của một người nhưng nó có thể giúp các nhà tâm lý học theo dõi và hiểu rõ hơn về sự phát triển của bệnh nhân bên ngoài các phiên chữa trị, từ đó có thể dẫn đến các phương pháp điều trị có mục tiêu và hiệu quả hơn, ít nhất là đối với những bệnh nhân đồng ý theo dõi ngay từ đầu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.