Tự động phát
Biến nước dơ thành nước sạch uống được nhờ tảo? Mọi chuyện đều có thể nhờ vào phát minh kì diệu này.
Nhóm các nhà khoa học Bangladesh và Thụy Điển thu hoạch tảo và trích xuất thứ mà họ gọi là sợi nano cellulose để tạo ra các màng lọc giấy. Các lỗ trên màn lọc đủ nhỏ để giữ lại vi khuẩn và vi-rút từ nước bẩn.
Họ sử dụng một loại tảo đặc biệt gọi là pithophora, rất phổ biến trong môi trường nước ngọt ở Bangladesh, nuôi cấy tại Khoa Thực vật Botany, thuộc Đại học Dhaka, sau đó mang đi xử lý và gửi đến Thụy Điển. “Họ tạo một màng lọc [từ tảo pithophora] và gửi lại cho chúng tôi. Màng lọc nano này có khả năng loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn và vi-rút gây bệnh, xuất phát từ vùng nước bị ô nhiễm”, bác sĩ Muhammad al-Madani thuộc Đại học Dhaka chia sẻ.
Tuy nhiên, hiện hệ thống chỉ hoạt động trong các điều kiện rất đặc biệt. Trong tương lai, màng lọc này có thể sẽ được sản xuất, phân phối với giá rẻ và có thể dễ dàng lắp đặt tại các nguồn nước công cộng cũng như tư nhân.
Bangladesh là một trong những nơi mật độ dân số cao nhất thế giới nhưng theo trang web water.org, 4 triệu người tại đây không được tiếp cận nguồn nước uống an toàn.
Bangladesh
nước sạch
uống nước bẩn
màng lọc nước bằng tảo
màng lọc bằng tảo
tảo pithophora
biến nước dơ thành nước sạch
màng lọc nano
màng lọc nano bằng tảo
nguồn nước an toàn
Bình luận (0)