Cụ thể giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó cũng quyết định giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình mạ có xuất xứ từ nước Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc một năm kể từ ngày có Quyết định này, các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15.1.2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, có thể nộp hồ sơ yêu cầu rà soát.
tin liên quan
Căng thẳng cuộc chiến thép nội - ngoại4 công ty sản xuất thép cùng với 10 công ty thương mại (tham gia điều tra - PV) phải chịu mức thuế chống bán phá giá chính thức là từ 20,48 - 22,9%. Đối với các công ty sản xuất, xuất khẩu không hợp tác mức thuế chống bán phá giá chính thức là 29,17%.
Đối với thép mạ, vào ngày 3.3.2016, Bộ Công thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc. Thời gian điều tra kéo dài 1 năm. Trong thời gian điều tra, ngày 1.9.2016, Bộ Công thương đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam, dao động 4 - 38,34%.
Đến ngày 30.3.2017, Bộ Công thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam. Từ giữa tháng 4.2017, sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc bị áp mức thuế chống bán phá giá thấp nhất là 3,17% và cao nhất 38,34%. Đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Hàn Quốc bị áp thuế ít hơn, dao động trong mức 7,02 - 19%.
Bình luận (0)