Duyên dáng áo dài đi lễ chùa

24/01/2012 09:34 GMT+7

(TNO) Mỗi năm tà áo dài lại xuất hiện nhiều hơn ở các sân chùa dịp lễ, tết. Ngày mùng 1 tết, các chùa tại TP.Đà Nẵng tấp nập khách thập phương. Bên cạnh áo dài màu lam của đạo hữu, phật tử, đến viếng chùa còn có muôn sắc áo dài khác.

Không chỉ có các bậc lão niên, trung niên, thói quen vận áo dài đi chùa dịp lễ, tết, những năm gần đây đã được giới trẻ, đặc biệt là các thiếu nữ tiếp thu.

Năm nay, ban hộ tự của nhiều chùa đã phối hợp với các cơ quan địa phương để đảm bảo an toàn, trật tự cho khách viếng chùa.

Chùa Bát Nhã, đường Triệu Nữ Vương (Đà Nẵng) vẫn đông nghịt người như mọi khi, ban hộ tự đã ra quyết định cấm hành nghề chụp ảnh dịch vụ để chống tình trạng lộn xộn, chặt chém, “quỵt” hình khi đã nhận tiền…

Nhà chùa còn phối hợp với lực lượng phật tử, công an địa phương để ngăn hàng rong, bán dạo vào trong sân chùa, trong đó có việc ngăn các ấn phẩm bói toán, mê tín dị đoan vào chùa.

Trước cổng nhiều chùa cũng đã chấm dứt tình trạng giữ xe chặt chém đến 10.000 đồng/chiếc như mọi năm, các bãi trông giữ hiện thu 5.000 đồng/lượt xe gắn máy.

Tuy nhiên, khi vắng bóng lực lượng công an, tình trạng bán hương chèo kéo khách, nạn xin ăn vẫn tái diễn.

Mô hình “giữ xe tùy tâm” ở chùa Linh Ứng, Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà năm nay cũng được có nhiều chùa hưởng ứng làm theo.

Chùa Pháp Lâm, đường Ông Ích Khiêm thuê hẳn đội bảo vệ dân phố, cùng sự hỗ trợ của phật tử để trông giữ xe miễn phí.

Khách muốn hỗ trợ tiền tùy tâm có thể bỏ vào thùng phước của nhà chùa quản lý.


            Lễ chùa không chỉ có màu áo dài lam của đạo hữu
 
            Ngày càng có nhiều người dân trở lại truyền thống mặc áo dài vào dịp lễ, tết

            từ bà lão...
 
 
            ... đến phụ nữ trung niên...

... và cả những cô gái trẻ đều mặc áo dài lên chùa
 
     Thiếu nữ với áo dài và thú cưng lên chùa
 
     Gia đình ba thế hệ giữ gìn nếp truyền thống

Sư thầy khuyên mọi người hãy làm điều thiện với tha nhân
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.