Từ tỷ trọng chiếm 42% trong cơ cấu bán xăng ra thị trường của cả nước năm 2018, trong quý 1 đầu năm nay, theo Bộ Công thương, tiêu thụ xăng E5 ra thị trường chỉ còn 38% và được dự báo sẽ còn giảm nữa trong quý 2 tới. Tại một số địa phương, tiêu thụ xăng E5 chưa tới 30% trong cơ cấu bán xăng ra thị trường.
Ngưng bán vì "chẳng lợi lộc bao nhiêu"
tin liên quan
Mỗi lít xăng 'cõng' hơn 56% thuế, phí?Theo tìm hiểu của chúng tôi, lý do người tiêu dùng ngày càng “chê” xăng E5 do “không mấy tin tưởng vào chất lượng xăng E5” hoặc do thói quen tiêu dùng là chính. Trưa 12.5, tại cây xăng trên đường Lý Thường Kiệt (Q.Tân Bình, TP.HCM), quan sát 20 lượt khách vào đổ xăng tại đây, chỉ có 3 người chọn xăng E5 như điều hiển nhiên, một người tỏ ra ngần ngừ và cuối cùng quyết định chỉ ô xăng RON95 cho nhân viên bơm xăng vào chiếc xe gắn máy hiệu Yamaha của mình. Cùng thời điểm, hai chiếc ô tô hiệu Mazda và i10 cũng đổ xăng RON95. “Dùng xăng A95 quen rồi, xe anh không bao giờ đổ E5, chạy rì rì máy chán lắm”, anh Hữu - chủ chiếc Mazda trắng đang đổ xăng nói.
Ông Nguyễn Văn Thành - chủ đại lý kinh doanh xăng dầu tại Q.8, TP.HCM cho biết, lượng xăng E5 bán ra giảm trầm trọng, không còn mức 38% như công bố gần đây của Bộ Công thương. Hiện với các cửa hàng xăng nằm trong hệ thống của công ty còn duy trì cột chứa xăng E5 để bán, còn các cửa hàng ngoài hệ thống, nhà phân phối thích thì bán không thích thì thôi, công ty không có ý kiến. “Thật ra khó nói nhà bán lẻ vì khách hàng không mua mà cứ để xăng chứa hoài trong cột hao hụt, chưa kể lãi không cao như xăng A95. Kinh doanh thì thuận mua vừa bán và người kinh doanh phải chọn cái nào có lợi cho họ nhất thôi”, ông Thành nói. Một đại lý bán xăng trên đường Cách Mạng Tháng 8 (Q.3, THCM) nói thẳng, ngưng bán xăng E5 vì "chẳng lợi lộc bao nhiêu".
Tính toán lại chính sách với xăng E5?
tin liên quan
Lại kiến nghị giảm thuế môi trường xăng E5Trong một văn bản gửi các cấp thẩm quyền kiến nghị một số chính sách liên quan đến xăng sinh học, trong đó nhấn mạnh điều chỉnh về thuế môi trường đối với sản phẩm này, Saigon Petro cũng nhận định tình trạng giảm sút tỷ trọng tiêu thụ xăng E5 là đáng báo động, không đạt kỳ vọng của chủ trương đưa ra từ đầu.
Theo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và đại lý bán lẻ, người tiêu thụ ngày càng kém mặn mà với xăng E5 do độ chênh lệch giá giữa xăng RON95 và E5 còn thấp, không hấp dẫn. Hiện biên độ chênh lệch giá xăng bán lẻ giữa hai mặt hàng này là 1.530 đồng/lít. Chưa kể trong khi mức tiêu thụ xăng E5 đã giảm trong khi người kinh doanh càng bán càng lỗ do phải trích quỹ bình ổn quá cao, cao hơn xăng A95 rất nhiều khiến quỹ luôn trong tình trạng âm, khó có lãi.
Hiện xăng sinh học E5 đang xả quỹ bình ổn giá nhiều hơn xăng A95. Số liệu của ngành xăng dầu Việt Nam cho thấy, chỉ riêng trong tháng 4, mức xả quỹ bình ổn với xăng E5 hơn 3.540 đồng một lít, trong khi xăng A95 khoảng 2.045 đồng một lít. Rõ ràng với doanh nghiệp không kinh doanh xăng E5, chỉ kinh doanh xăng khoáng A95 sẽ giữ được nguồn quỹ bình ổn bảo đảm hơn kinh doanh E5 với số quỹ luôn giảm mạnh, thậm chí âm vì phải trích nhiều hơn.
Mục tiêu chính sách khuyến khích bán xăng E5 là phải tạo được độ chênh lệch về giá giữa xăng E5 và A95 từ 2.000 - 2.500 đồng/lít. Thế nhưng, hơn một năm triển khai, độ chênh lệch giữa hai loại này chỉ tầm 1.500 đồng/lít. Mức chênh lệch thấp được các doanh nghiệp “đổ lỗi” một phần do thu thuế bảo vệ môi trường với xăng E5 còn cao. Hiện thuế bảo vệ môi trường với xăng E5 được tính bằng 95,1% mức thuế xăng khoáng. Theo các doanh nghiệp đầu mối, xăng E5 có mức độ khí phát thải thấp hơn nhiều xăng khoáng, nhẽ ra thuế môi trường phải đánh theo tỷ lệ này chứ không thể tính kiểm máy móc là hơn 95% vậy. Khoảng 70%, hoặc thấp hơn mức đó là hợp lý. Vấn đề này cũng được lãnh đạo Bộ Công thương xác nhận sẽ xem xét lại.
Bình luận (0)