Theo Reuters, ông Mario Draghi cho biết thêm đến lúc này, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chính sách tiền tệ siêu nới lỏng dẫn đến bong bong giá tài sản. Phát biểu tại cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Draghi nói thêm ông chưa thấy dấu hiệu nào thể hiện lạm phát thấp ảnh hưởng nhiều đến chuyện thiết lập lương bổng, nỗi lo của nhiều nhà hoạch định chính sách vì tăng trưởng lương ít có thể kéo dài lạm phát thấp.
“Đến cuối năm hoặc những tháng đầu tiên của năm sau, lạm phát sẽ đi lên và di chuyển về phía 1%, sau đó thì lên hơn 1%. Việc này xảy ra chủ yếu do tác động cơ bản của giá cả năng lượng. Từ đây, tỷ lệ lạm phát sẽ tiếp tục tăng…, hướng đến mục tiêu của chúng ta vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019”, ông Draghi nói.
ECB đặt mục tiêu đạt lạm phát gần 2% trong 3,5 năm, nâng cao quan ngại rằng chính sách của họ có thể mất uy tín vì nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình dần mất niềm tin vào động thái chính sách. Điều này khiến công việc của giới hoạch định chính sách khó khăn hơn trong tương lai.
Trong quá trình “chiến đấu” với giảm phát, ECB hạ lãi suất xuống dưới 0, thường xuyên cung cấp các khoản vay không lấy lãi cho ngân hàng và đã mua hơn 1.000 tỉ EUR tài sản với kỳ vọng đẩy mạnh cho vay, tăng trưởng kinh tế, nhờ đó kéo cao lạm phát. Mối lo ngại lớn nhất của Ngân hàng Trung ương châu Âu là sau nhiều năm bỏ lỡ mục tiêu lạm phát, giới doanh nghiệp dần giảm tốc độ tăng tiền lương, ảnh hưởng đến mức tăng trưởng thu nhập.
Ông Draghi cho biết thêm tăng trưởng ở eurozone trông có vẻ ổn định và ông nhìn thấy tốc độ tăng trưởng bình ổn ở mức hiện hành từ nay đến cuối năm. Dù vậy, triển vọng vẫn đối mặt với nguy cơ sụt giảm chủ yếu từ rủi ro địa chính trị và tăng trưởng thương mại thế giới thấp hơn dự báo.
tin liên quan
Nỗi sợ mang tên 'lãi suất âm'Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã và đang có nhiều bước đi chưa từng có để hồi sinh nền kinh tế. Song họ đã đi quá xa, theo CNN.
Bình luận (0)