JP Morgan: Lãi suất âm tồn tại đến 5 năm tới

07/09/2016 11:51 GMT+7

Nhóm chuyên gia thuộc ngân hàng Mỹ JP Morgan cho hay chính sách lãi suất âm đang được áp dụng sẽ kéo dài đến năm 2021.

Định giá cổ phần giữa các ngân hàng Nhật Bản cùng châu Âu sẽ hội tụ với chương trình nới lỏng định lượng (QE) và chính sách lãi suất âm sẽ tiếp tục hiện diện trong thời gian dài. Đây là nhận định của một nhóm chuyên gia thuộc ngân hàng JP Morgan.
Kian Abouhossein, người đứng đầu nghiên cứu cổ phần ngân hàng châu Âu tại JP Morgan, cho hay: “QE giảm lãi suất cho vay xuống mức âm và chúng tôi cho rằng lãi suất cho vay âm sẽ kéo dài đến năm 2021. Vì vậy chừng nào điều này còn tồn tại, lợi nhuận sẽ không được cải thiện. 60% doanh thu là thu nhập lãi ròng và nếu thế thì lợi nhuận sẽ không được cải thiện. Vì vậy lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là rất thấp”.
JP Morgan còn cho hay các nhà băng châu Âu giống với các ngân hàng Nhật Bản và ít như những đồng nghiệp Phố Wall. Châu Âu chứng kiến cuộc suy thoái bảng cân đối kể từ thời khủng hoảng kinh tế năm 2008. Mức tăng 10,9% trong dự trữ ở các nhà băng này thất bại trong việc cho vay thêm để mở rộng nền kinh tế.
“Nới lỏng định lượng ban đầu có hiệu quả, giúp ổn định giá tài sản và giảm chi phí vốn cho các ngân hàng. Tuy nhiên, những tác động lâu dài thứ nhì của QE biểu hiện trong hình thức áp lực doanh thu cho các ngân hàng châu Âu”, báo cáo của JP Morgan cho biết.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Quốc gia Đan Mạch (DNB), Ngân hàng Thụy Điển Riksbank và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) đồng loạt đẩy chính sách lãi suất ngắn hạn chủ chốt vào vùng dưới 0. Chính sách lãi suất âm về cơ bản tính phí các ngân hàng khi họ giữ tiền mặt tại nhà băng trung ương với kỳ vọng rằng các ngân hàng này sẽ đem tiền cho vay trong nền kinh tế thực. Chính sách này ngày càng được xem là sự lựa chọn khả thi cho các ngân hàng trung ương sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đẩy lãi suất về dưới 0 trong năm nay.
Dù lãi suất âm kích thích tăng trưởng trong một số trường hợp, nó gây áp lực trên các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Một số nhà phân tích hàng đầu kêu gọi sự cân bằng trong chính sách tiền tệ và tài khóa để từ từ đưa nền kinh tế thoát khỏi “QE vô cực” - tình cảnh nghịch lý gồm lãi suất thấp và những đợt mua trái phiếu vô tận khuyến khích vay giá rẻ. Alberto Gallo, chuyên gia thuộc Algebris Macro Credit Fund, nói với CNBC hồi tuần trước rằng để kinh tế toàn cầu thoát khỏi cái bẫy QE vô cực, hành động và cải cách từ chính phủ để nâng cao năng suất là cần thiết.

tin liên quan

Nỗi sợ mang tên 'lãi suất âm'
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã và đang có nhiều bước đi chưa từng có để hồi sinh nền kinh tế. Song họ đã đi quá xa, theo CNN.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.