Theo CNN, các nhà băng chịu nhiều mất mát nhất là Deutsche Bank, Barclays, Credit Suisse và Allied Irish Banks. Tất cả những cái tên này đều đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Thực tế, chỉ một cổ phiếu ngân hàng châu Âu lên giá trong năm nay và đó có lẽ là nhà băng bạn chưa từng nghe đến: OTP Bank của Hungary. Dưới đây là vài lý do có thể lý giải hiện trạng này.
Các bài kiểm tra căng thẳng
Đợt bán tháo tăng trong tuần này sau các “bài kiểm tra căng thẳng” diễn ra ở 51 ngân hàng lớn nhất châu Âu. Giới chức khu vực muốn biết liệu các nhà băng có khả năng đối phó trong trường hợp chịu cú sốc kinh tế sâu hay không. Kết quả nhìn chung là tốt hơn dự kiến, song chưa đủ tốt để xoa dịu lo ngại rằng một số sẽ lao đao trong trường hợp khủng hoảng.
“Các ngân hàng kém vốn. Họ vẫn có tài sản xấu trên bảng cân đối, chẳng hạn như nợ xấu… và nguy cơ lây lan từ các ngân hàng của nước này sang những nhà băng ở nước khác cũng cao”, Giáo sư tài chính Diane Pierret tại Trường Kinh doanh Đại học Lausanne (Thụy Sĩ) nói.
Giáo sư Pierret cùng các học giả cho hay 29 trong số 51 ngân hàng sẽ không đạt bài kiểm tra căng thẳng theo kiểu Mỹ. 29 nhà băng này cần tăng vốn 123 tỉ EUR, tương đương 138 tỉ USD, để củng cố tình hình tài chính.
Nhiều nhà băng Ý đang ở trạng thái nghiêm trọng. Giới phân tích tại Barclays cho hay sự ổn định trong ngành ngân hàng Ý vẫn “dễ vỡ” dù vừa có thông tin rằng nhà băng Banca Monte dei Paschi di Siena sẽ nhận cứu trợ khu vực tư.
tin liên quan
Ngân hàng lâu đời nhất thế giới nhận cứu trợ hơn 5 tỉ USDNgân hàng 'già' nhất nước Ý và lâu đời nhất thế giới Monte dei Paschi de Siena vừa nhận gói cứu trợ lớn sau khi trượt bài kiểm tra về sức khỏe tài chính.
Lãi suất âm và rắc rối kinh tế
Ngân hàng Đức Commerzbank hôm 2.8 cảnh báo rằng lãi suất âm và “thị trường bất lợi” sẽ làm tổn thương lợi nhuận. Cổ phiếu Commerzbank chạm mức thấp kỷ lục, song họ không phải là nhân vật duy nhất chịu nỗi đau từ nhiều biện pháp được các ngân hàng trung ương đưa ra.
Lãi suất âm được thiết lập bởi các nhà băng trung ương như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), tính phí khi ngân hàng nắm giữ tiền mặt. Mục đích của chính sách này là khuyến khích nhà băng cho doanh nghiệp và cá nhân vay tiền, giúp nền kinh tế tăng trưởng. Dù vậy, ngân hàng không nhận được lợi nhuận lớn khi cho vay.
“Bạn có lãi suất thấp và nền kinh tế diễn biến chậm chạp, điều này có nghĩa là họ chưa cho vay đủ… và họ không thể kiếm tiền từ khoản cho vay”, Giáo sư Pierret nói.
tin liên quan
Nỗi sợ mang tên 'lãi suất âm'Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã và đang có nhiều bước đi chưa từng có để hồi sinh nền kinh tế. Song họ đã đi quá xa, theo CNN.
Viễn cảnh Brexit
Trên hết, sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay Brexit, sẽ xảy ra trong vài năm tới là yếu tố thêm vào danh sách rủi ro. Cổ phiếu ngân hàng Anh và châu Âu lao dốc sau khi kết quả cuộc bổ phiếu hôm 23.6 được công bố. Nhiều nhà băng đã khắc phục được thiệt hại.
London là trung tâm tài chính của châu Âu. Bất kỳ sự thay đổi nào trong thương mại và tài chính giữa Anh và EU cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các nhà băng khu vực. Giới doanh nghiệp đã và đang thúc giục nước Anh thực hiện nhanh kế hoạch Brexit, giữ sự thiếu chắc chắn ở mức tối thiểu. Tuy vậy, quá trình “ly hôn” với EU vẫn sẽ kéo dài nhiều năm.
Đây là một số ngân hàng có cổ phiếu thể hiện tệ nhất trong năm qua: Barclays (giảm 49%), Commerzbank (giảm 55%), Credit Suisse (giảm 60%), Deutsche Bank (giảm 65%), Unione di Banche Italiane (giảm 67%), Allied Irish Banks (giảm 70%), Banco Popular Espanol (giảm 71%), Banca Monte dei Paschi di Siena (giảm 85%).
tin liên quan
Với sếp tài chính, Brexit còn tệ hơn chuyện Lehman Brothers sụp đổGiới quản lý tài chính ở các doanh nghiệp lớn nhất nước Anh đang cảm thấy rất ảm đạm.
Bình luận (0)