EU có thể sắp chấp thuận thương vụ tỉ đô của Microsoft và Activision Blizzard

04/03/2023 11:11 GMT+7

EU sẽ cho phép Microsoft mua Activision Blizzard mà không đi kèm với thương hiệu Call of Duty.

Theo Neowin, thương vụ của Microsoft nhằm thâu tóm nhà phát hành trò chơi Activision Blizzard dường như đang bước vào giai đoạn cuối. Vừa qua đã xuất hiện một báo cáo mới và nếu nó chính xác, trở ngại lớn nhất của việc hoàn thành thỏa thuận trị giá 69 tỉ USD có thể đã được vượt qua.

Theo tin tức từ Reuters, thông qua các nguồn tin giấu tên, EU (Liên minh châu Âu) và EC (Ủy ban châu Âu) sẽ cho phép việc sáp nhập giữa Microsoft và Activision Blizzard mà không yêu cầu Microsoft không được bán một số tài sản của Activision Blizzard (ở đây ám chỉ loạt game Call of Duty).

EU có thể sắp chấp thuận thương vụ tỉ đô của Microsoft và Activision Blizzard - Ảnh 1.

EU có thể sắp chấp thuận thương vụ tỉ đô của Microsoft và Activision

Activision

Mặc dù EC dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào ngày 25 tháng 4, nhưng nỗ lực gần đây của Microsoft nhằm hóa giải những mối quan ngại về độc quyền của ủy ban có thể đã đem lại kết quả tốt.

Cụ thể, Microsoft đã thực hiện các thỏa thuận 10 năm với Nintendo để đảm bảo rằng Call of Duty sẽ có mặt trên Switch, bên cạnh đó trò chơi và Xbox PC cũng sẽ được đưa lên nền tảng trò chơi đám mây GeForce Now của Nvidia với khoảng thời gian tương tự. Động thái này đã trực tiếp giải quyết những lo ngại về chống độc quyền của các cơ quan quản lý.

Microsoft cũng cho biết họ từng đưa ra lời cam kết như vậy với máy chơi game PlayStation của Sony nhưng cho đến nay, Sony vẫn từ chối đặt bút ký vào thỏa thuận.

Nhưng ngay cả khi EU cho phép việc sáp nhập, Microsoft vẫn phải đối phó với những lo ngại đến từ Cơ quan cạnh tranh và thị trường của Vương quốc Anh (CMA), cơ quan này cho rằng việc sáp nhập sẽ đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp trò chơi sẽ bị suy giảm khả năng cạnh tranh.

Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) trước đây cũng cho biết họ sẽ có thể ngăn cản thương vụ của Microsoft. Nhưng sự chấp thuận của EU nhiều khả năng cũng có thể khiến các cơ quan quản lý khác làm theo.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.