Theo CNBC, hôm 12.12, ông Nicolas Chapuis, đại sứ của phái đoàn EU ở Trung Quốc, cho hay: “Trong 40 năm qua, giới doanh nghiệp EU cung cấp hầu hết công nghệ nước ngoài có ở Trung Quốc, khoảng 50% số công nghệ có sẵn ngày nay ở Trung Quốc”. Tuy nhiên, nhà ngoại giao bày tỏ lo ngại về việc đổi công nghệ để lấy quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc.
tin liên quan
Phương Tây cảnh giác giới khoa học Trung QuốcBắc Kinh đôi khi buộc doanh nghiệp ngoại trao lại công nghệ của họ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường lớn nước này. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Đại lục ngừng các hoạt động buộc chuyển giao công nghệ, vốn là điểm chính trong căng thẳng thương mại đôi bên.
“Điều này phải dừng lại, hoặc phải được quy định. Dĩ nhiên nếu một doanh nghiệp muốn mở cửa tinh hoa công nghệ của mình cho công ty Trung Quốc thì không thành vấn đề, song điều này phải được quy định để không có cảnh doanh nghiệp bị buộc phải chuyển giao công nghệ”, ông Chapuis nói.
Bắc Kinh tuyên bố tăng cường bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, song giới chuyên gia chỉ ra rằng nước này vẫn sử dụng hệ thống pháp lý do nhà nước kiểm soát để lấy bất cứ bí mật thương mại nào mà họ muốn cho các doanh nghiệp nước nhà.
Ông Chapuis cho hay ông tin tưởng Trung Quốc có thể tuân thủ kế hoạch cải cách, song Bắc Kinh cần đảm bảo cách tiếp cận thống nhất, chung nhất trên toàn quốc. Ông nói rằng ông lạc quan về tương lai cuối cùng của kế hoạch, vì Bắc Kinh hiểu rằng cải cách như thế rất quan trọng với sự phát triển trong tương lai.
Đại sứ của EU cho biết khu vực này ủng hộ tất cả các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có lợi cho khu vực. “Chúng tôi tin tưởng vào một nền kinh tế mở. Chúng tôi tin vào toàn cầu hóa, nhưng chúng tôi cần đảm bảo rằng các khoản đầu tư này có lợi cho tăng trưởng, và không phải là cách để nắm bắt công nghệ và đóng cửa nhà máy”, ông Chapuis cho biết.
EU muốn tạo ra chiến lược đầu tư dài hạn và tăng trưởng việc làm. Vì thế, khu vực suy xét nhiều về các ý kiến chỉ trích toàn cầu hóa đang lên cao ở châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới.
Bình luận (0)