Lực lượng đa quốc gia diễn tập quân sự chung tại Thụy Điển năm 2019 |
nato.int |
Dự thảo kế hoạch mang tên “La bàn Chiến lược”, theo đó đề cập “Năng lực Triển khai nhanh EU” hướng đến xây dựng lực lượng bộ binh, hải quân, không quân, có thể được lưu chuyển từ bất kỳ lực lượng vũ trang thường trực nào trong khối tùy theo khủng hoảng.
Các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng EU đã có cuộc tranh luận ngắn về dự thảo này tại Brussels (Bỉ) vào chiều 15.11 (giờ địa phương). Cuộc tranh luận dự kiến tiếp tục vào ngày 16.11, với mục tiêu hoàn tất tài liệu cuối cùng vào tháng 3.2022.
Hai thập niên sau khi các lãnh đạo EU lần đầu tiên nhất trí thành lập lực lượng gồm 50.000 đến 60.000 lính nhưng cuối cùng không thực hiện được, dự thảo chiến lược mới do Cao ủy Josep Borrell về chính sách đối ngoại EU đưa ra là nỗ lực cụ thể nhất nhằm xây dựng đội quân độc lập và không dựa vào nền tảng khí tài, nhân sự của Mỹ.
“Chúng ta cần bổ sung năng lực nhanh chóng, mạnh mẽ và linh hoạt hơn để gánh vác tất cả các phạm trù cần xử lý khủng khoảng”, theo dự thảo.
Không phải tất cả 27 quốc gia thành viên đều cần góp quân cho lực lượng mới, nhưng bất kỳ sự lưu chuyển quân sự nào cũng phải đạt được nhất trí của toàn bộ các quốc gia thành viên.
Tổng thống Pháp Macron công kích Mỹ, kêu gọi châu Âu "ngừng ngây thơ" |
Ông Borrell đề nghị các thành viên EU cam kết cung cấp các nền tảng khí tài liên quan nhằm đảm bảo đội quân này có thể thực hiện các sứ mệnh khi cần thiết. Điều đó có nghĩa là tự phát triển năng lực hậu cần, máy bay vận tải tầm xa và các năng lực mà Mỹ vẫn cung cấp lâu nay.
Bình luận (0)