EU tăng tần suất kiểm tra ớt, thanh long từ Việt Nam

13/06/2024 15:17 GMT+7

Liên minh châu Âu đưa mì ăn liền ra khỏi danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm nhưng tăng tần suất, siết chặt kiểm tra đối với mặt hàng ớt, thanh long xuất khẩu từ Việt Nam.

Theo thông tin từ Bộ Công thương, trong ngày 12.6, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng công báo về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào Liên minh châu Âu (EU).

EU tăng tần suất kiểm tra ớt, thanh long từ Việt Nam- Ảnh 1.

EU siết chặt kiểm tra thanh long xuất khẩu từ Việt Nam

T.N

Theo quy định này, ăn liền của Việt Nam được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU vì đáp ứng các quy định của thị trường này.

Quyết định trên của EU là sự ghi nhận khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam, khi vụ việc được xử lý rất nhanh. Trước đó, tháng 1.2022, EU đưa các loại bún, miến, ăn liền của Việt Nam vào phụ lục 2 về kiểm soát an toàn thực phẩm.

Đến tháng 7.2022, Việt Nam thành công thuyết phục EU đưa các loại bún, miến, làm từ gạo ra khỏi danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm với lý do các nội dung kiểm soát của EU vượt quá nhu cầu cần thiết theo thông lệ quốc tế.

Sau đó, Việt Nam tiếp tục thuyết phục thành công EU đưa ăn liền từ kiểm soát tại phụ lục 2 sang phụ lục 1 với tần suất kiểm tra là 20%. Gần 1 năm sau khi xảy vụ việc, ngày 12.6, EU đã quyết định đưa ăn liền ra khỏi danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm.

Cũng theo công báo của EC, các sản phẩm nông sản: ớt, thanh long, đậu bắp tiếp tục bị EU tăng tần suất kiểm tra, siết chặt các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cụ thể với thanh long, EU áp dụng tăng tần suất kiểm tra tại biên giới từ 20% lên 30%, kèm theo điều kiện, các lô hàng phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm.

Đối với sản phẩm ớt, EU đang áp dụng phụ lục 1 với tần suất kiểm tra là 20% phải chuyển sang phụ lục 2 với tần suất kiểm tra 50%; đậu bắp Việt Nam xuất khẩu vào EU tiếp tục áp dụng tại phụ lục 2 với tần suất kiểm tra 50%. 

Ngoài ra, các lô hàng ớt, đậu bắp xuất khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm tồn dư trong sản phẩm. Sầu riêng xuất khẩu vào EU vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra là 10%.

Sau khi có thông tin chính thức từ EC, Bộ Công thương khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản, lương thực thực phẩm cần nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của EU, để tiếp tục xuất khẩu ổn định vào thị trường này.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.