Fed sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất?

19/04/2017 17:34 GMT+7

Cắt giảm thuế cùng các biện pháp kích thích kinh tế khác dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể làm thâm hụt tài chính và tăng lạm phát. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất.

Cảnh báo trên xuất hiện khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 18.4 dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng 2,3% trong năm nay và 2,5% vào năm 2018, không thay đổi so với ước tính trong Báo cáo kinh tế thế giới của IMF hồi tháng 1 qua.
IMF đã nâng triển vọng cho nền kinh tế toàn cầu trong năm nay lên một phần mười của mức tăng mạnh 3,5%, đây là lần sửa đổi đầu tiên của tổ chức này trong suốt hai năm qua. Song IMF cũng không quên cảnh báo về các mối đe dọa đang nổi lên từ chủ nghĩa bảo hộ kinh tế và tình trạng tốc độ phát triển của các nền kinh tế phương Tây đang chậm lại và ngày càng không đồng đều với xu hướng toàn cầu hóa.
Theo Channel News Asia, có sự quan ngại về chương trình nghị sự kinh tế của Tổng thống Trump, bao gồm giới hạn nghiêm ngặt cho người lao động nhập cư, chính sách tài khóa mở rộng và nguy cơ tiềm tàng từ các rào cản thuế quan thương mại mới. Tất cả những động thái nhằm phục hồi kinh tế của Mỹ được đánh giá là nguyên nhân khiến Fed phải hành động nhanh hơn cho các đợt tăng lãi suất cơ bản lên gấp ba lần trong năm 2017.

tin liên quan

Fed nâng lãi suất lần đầu trong năm 2017
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa tăng lãi suất chuẩn lên 1/4 điểm, cho biết lạm phát ở nền kinh tế số một thế giới đang tiến cận đến mức mục tiêu 2% vào rạng sáng nay 16.3.
“Nếu nền kinh tế Mỹ sụt giảm không đáng kể, thì lạm phát có thể xảy ra và tốc độ tăng lãi suất sẽ nhanh hơn dự kiến. Điều này có thể dẫn đến sự tăng giá mạnh của đồng USD, đồng thời gây ra khó khăn cho các nền kinh tế mới nổi và một số nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia có các khoản nợ khổng lồ bằng USD”, Maurice Obstfeld, chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, cho biết.
IMF cũng dự đoán sẽ có đến năm đợt tăng lãi suất vào năm 2018. Nếu kịch bản mất cân bằng toàn cầu diễn ra thì giá trị đồng USD tăng cao sẽ chỉ làm tồi tệ thêm sự thâm hụt thương mại của Mỹ, và do đó làm tăng nhu cầu bảo hộ thương mại và các biện pháp trả đũa.
Từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền cho đến thời điểm này, chính sách kinh tế của ông vẫn chưa được hình thành rõ ràng, ngoại trừ những hi vọng tạo ra từ lời hứa về một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào cắt giảm thuế, cắt giảm chi phí quản lý và điều tiết lại chi phí cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, IMF đã cảnh báo “sự lộn xộn tích cực của các quy định về tài chính” sẽ làm tăng cơ hội cho những cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai. Báo cáo của tổ chức này cũng cho rằng điều chỉnh thuế biên giới của Mỹ nhằm đem lại lợi ích cho xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu có thể trái với các quy định hiện hành của Tổ chức Thương mại Thế giới.

tin liên quan

Bốn ảnh hưởng từ việc Mỹ tăng lãi suất
Quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên mức 0,75 - 1% vào sáng 16.3 (giờ Việt Nam) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tác động lên nền kinh tế toàn cầu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.