Những bức tranh trên thuyền thúng
Cùng với những bức tranh bích họa, con đường thuyền thúng trở thành điểm nhấn hấp dẫn đã biến làng chài Tam Thanh (Quảng Nam) thành “ngôi nhà nghệ thuật cộng đồng”. Con đường này đã xác lập kỷ lục VN về Bộ tranh thuyền thúng đầu tiên và nhiều nhất tại VN do Tổ chức Kỷ lục VN trao, với 110 chiếc thúng cũ được vẽ lên bởi những bức tranh sinh động, sắp đặt hai bên đường ở làng bích họa Tam Thanh, dài hơn 1,5 km, kinh phí đầu tư hơn 800 triệu đồng.
Ý tưởng được các tác giả thể hiện trên những chiếc thúng mang nội dung về đời sống sinh hoạt, vẻ đẹp làng biển, tình yêu và những ước vọng.
Chị Nguyễn Thị Hoa, một du khách, cho biết đây là lần đầu tiên chị tận mắt chứng kiến một con đường thuyền thúng đẹp như thế này. “Con đường thuyền thúng độc đáo đã nhắc tôi nhớ về một thời tuổi thơ êm đẹp”, chị Hoa nói. Bà Lê Diệu Ánh, Chủ nhiệm dự án phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, chia sẻ: “Với ngư dân, thì chiếc ghe, cái thúng cũng chính như ngôi nhà của họ. Chúng tôi vẽ lại những mảnh đời qua cuộc mưu sinh của họ, để người dân địa phương thấy được cái đẹp của công việc mình làm”.
Ông Nguyễn Minh Nam, Phó chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ, cho hay từ nay Tam Thanh bắt đầu được biết đến như làng nghệ thuật cộng đồng để khẳng định giá trị cốt lõi và độc đáo.
Tôn vinh lụa việt
|
Đặc biệt, 32 bộ sưu tập của 15 nhà thiết kế trẻ sẽ truyền cảm hứng về lụa cho các bạn trẻ với những mẫu thiết kế mới, góp phần định hình phong cách, xu hướng thời trang hiện đại và tư vấn may đo thời trang tại chỗ cho những người yêu lụa. Dịp này, Hiệp hội Tơ lụa VN cũng ra mắt, đồng thời trưng bày những sản phẩm lụa VN và thế giới, trình diễn quy trình ươm tơ dệt lụa truyền thống 12 làng nghề Việt…
Giữ gìn di tích
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Nam, khẳng định Quảng Nam luôn nâng niu giữ gìn những di tích đã đưa vào khai thác thành công trong những năm qua, đồng thời cũng sẽ đầu tư bảo tồn, “làm mới” những sản phẩm đặc thù để phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh của các di tích, di sản ở Quảng Nam. Đơn cử, tại khu di tích Mỹ Sơn (H.Duy Xuyên), Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn khai trương không gian trưng bày Chuỗi văn hóa tháp Chăm các tỉnh miền Trung. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 6, với chủ đề Kết nối hành trình di sản. Triển lãm trưng bày nhiều hiện vật và 30 pa nô về hình ảnh tháp Chăm nhằm giới thiệu đến du khách về tổng thể các di tích Chăm tại miền Trung với các công trình kiến trúc, nghi thức lễ hội của cộng đồng dân tộc Chăm hiện nay. Lần đầu tiên tại Mỹ Sơn, nhiều phiên bản hiện vật quý hiếm được trưng bày như: tượng thần Vishnu được phát hiện tại H.Nông Sơn, Quảng Nam; bệ voi Triền Tranh và tượng Siva cưỡi bò Nandin.
H.Tây Giang còn làm lễ hội phục dựng, trình diễn cây nêu truyền thống của đồng bào các dân tộc khắp cả nước, làm phong phú thêm văn hóa của đồng bào vùng cao.
Bình luận (0)