Những nâng cấp nhẹ so với phiên bản GTX 1650 trước đây đem lại hiệu năng game tốt hơn nhiều so với mong đợi. Với Galax GeForce GTX 1650 Super EX, người dùng có thể chơi được hầu hết các tựa game nặng hiện nay ở độ phân giải Full HD với mức thiết lập đồ họa trung bình khá.
|
Rơi vào nhóm sản phẩm EX với tính năng 1-Click OC của Galax, người dùng chỉ cần một cú nhấn chuột trong phần mềm Xtreme Tuner của hãng là đã ép xung VGA. Tuy nhiên, ở xung nhịp mặc định thì Galax GeForce GTX 1650 Super EX đã có thể đem lại trải nghiệm game ổn định ở hầu hết các tựa game hiện nay. Việc ép xung sẽ giúp sản phẩm có được tốc độ khung hình tốt hơn đối với các game thủ sử dụng các màn hình có tốc độ quét cao, như 75Hz hay thậm chí là 120Hz và 144Hz.
|
Tổng quan
Về cơ bản, GeForce GTX 1650 Super EX là phiên bản nâng cấp của GeForce GTX 1650 ở tốc độ xung nhịp, và cả GPU bên trong. Qua đó, thay vì sử dụng GPU TU117 ở các VGA GTX 1650 trước đây, GTX 1650 Super tận dụng sức mạnh của TU116, có được sự phục vụ của Turing NVENC đem lại hiệu năng mã hóa x264 nhanh hơn cũng như tương thích tốt hơn với GDDR6.
|
Thiết kế của Galax GTX 1650 Super EX đơn giản, nhỏ gọn và cổng pin được bố trí nằm ngang thay vì dọc như truyền thống. Dù thuộc phân khúc phổ thông, nhưng sản phẩm vẫn được trang bị quạt tản nhiệt kép, với bộ khung bằng nhựa. Dĩ nhiên, không thể đòi hỏi một sản phẩm như thế này có miếng backplate như dòng trung cao cấp được.
|
Cặp đôi quạt tản nhiệt của VGA được trang bị công nghệ yên tĩnh, không gây ra tiếng ồn khi hoạt động và dừng lại khi VGA đang nghỉ hoặc chỉ hoạt động nhẹ. Có 1 cổng HDMI, 1 cổng DVI và 1 cổng DisplayPort 1.4 ở mặt sau của VGA, tương thích với các màn hình mới nhất hiện nay.
Hệ thống thử nghiệm Bo mạch chủ: Z370 |
Các game được thử nghiệm trên ở độ phân giải Full HD và 1440p. Các game được sử dụng trong bài thử nghiệm bao gồm: Assassin’s Creed: Odyssey, Far Cry 5, Metro Exodus, Shadow of the Tomb Raider và Total War: Warhammer 2.
|
Về tổng thể kết quả thử nghiệm, đáng ngạc nhiên là Galax GTX 1650 Super EX cho ra tốc độ khung hình chỉ thua một chút so với GTX 1060 ở độ phân giải Full HD trong một vài trường hợp, và chiến thắng trong các tựa game còn lại. Và đến độ phân giải 1440p thì cả 2 VGA nàycó hiệu năng game gần như tương đương. Cần nhắc lại là GTX 1060 có 6GB RAM, về lý thuyết sẽ hoạt động tốt hơn ở độ phân giải cao hơn.
|
Kết quả thử nghiệm benchmark game
Độ phân giải 1080p – thiết lập đồ họa cao nhất (tốc độ khung hình/giây): Assassin’s Creed: Odyssey: 38,4 |
Cũng giống như ở phần benchmark bằng thuật toán, Galax GTX 1650 Super EX có hiệu năng tương tự như những GTX 1650 Super EX khác. Có thể thấy là GTX 1650 Super EX có thể giải quyết gọn gàng độ phân giải 1080p, đặc biệt là nếu bạn chỉ chơi những tựa game thể thao điện tử nhẹ, hoặc màn hình đang sử dụng bị giới hạn ở tốc độ quét 60Hz. Còn ở độ phân giải 1440p thì sao? Hãy xem tiếp bài thử nghiệm bên dưới.
|
Độ phân giải 1440p – thiết lập đồ họa cao nhất (tốc độ khung hình/giây): Assassin’s Creed: Odyssey: 24,6 |
Galax GTX 1650 Super EX hoàn toàn đủ sức mạnh gánh được các tựa game AAA ở độ phân giải 2560x1440. Dĩ nhiên, để có được trải nghiệm tổng thể tốt nhất, bạn cần phải hạ thiết lập đồ họa xuống mức trung bình hoặc khác, tùy thuộc vào game. Dù sao, có được tốc độ khung hình/giây 120 trở lên ở thiết lập cao nhất trong các tựa game thuộc hàng thể thao điện tử.
|
Đánh giá
Sự khác biệt giữa GTX 1650 Super EX và GTX 1650 là khá nhiều, nhưng chi phí bù thêm không cao. Vì vậy, Galax GTX 1650 Super EX sẽ là một lựa chọn có hiệu năng/giá thành hợp lý. Đây là một VGA tốt, có thể giải quyết được các tựa game AAA hiện nay ở độ phân giải từ 1080p đến 1440p. Nếu muốn lựa chọn một VGA có hiệu năng tốt, nhỏ gọn và đơn giản với mức giá xấp xỉ 4 triệu đồng thì Galax GTX 1650 Super EX sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của bạn.
Bình luận (0)