Cụ Phấn kể, hồi mới lập gia đình, cụ đi làm thuê, còn vợ nhận giữ trẻ, dệt chiếu và chèo ghe bán hàng rong kiếm tiền đong gạo. Sau khi tích cóp được một số tiền, cụ chuyển sang nuôi vịt, mua đất vườn trồng cây ăn trái, nhờ đó kinh tế gia đình dần ổn định.
Sau năm 1975, nhận thấy việc học của học sinh tại địa phương gặp nhiều khó khăn do đường đến trường xa xôi, khó đi, nhiều em phải bỏ học để phụ cha mẹ mưu sinh kiếm tiền, cụ Phấn đã cho địa phương mượn nền đất và xin thêm cây lá để dựng căn nhà tạm bợ làm phòng học cho lớp 1 và 2. Về sau, lớp học bị giải tỏa, cụ phải vay ngân hàng 50 phòng học bán kiên cố khác ngay bên cạnh nhà. Chính lớp học này đã giúp cho nhiều thế hệ học sinh tại địa phương.
tin liên quan
Người đàn ông 29 năm nặng lòng với bà con nghèoDù tuổi đã cao, nhưng ngày ngày cụ vẫn đi bộ hoặc chèo ghe đến những nơi hẻo lánh ít ai đặt chân tới để tìm dược liệu. Để nhận dạng được mặt cây thuốc, vợ chồng cụ Phấn phải học thêm từ những thầy thuốc và thông qua tư liệu sách, báo… để tìm.
Vì cây thuốc thường mọc tại những nơi ít người khai phá nên nhiều lúc cụ Phấn phải len vào những lùm cây gai góc, lội vào ao, sình lầy lún đến cổ chỉ để tìm. Ngoài ra, cụ còn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như rắn độc cắn, ong chích. Tuy vậy, vợ chồng cụ vẫn không nề hà, gắn bó với công việc thiện nguyện này cho đến nay.
Do lượng cây thuốc ngoài tự nhiên ngày càng ít nên vào năm 2008, cụ quyết định đem nhân giống những cây dược liệu khó kiếm như: cây chó đẻ, óc chó, hà thủ ô, cỏ xướt khô… về trồng xen với cây cam trên diện tích 10 công đất vườn nhà. Nhờ đó, lượng dược liệu lúc nào cũng dồi dào. Mỗi tháng cụ cung cấp hơn 1 tấn thuốc cho các phòng thuốc nhân đạo nằm trong khuôn viên đình thờ Nguyễn Trung Trực, dân địa phương gọi là đình Bến Bạ và một số phòng khám thuốc nam từ thiện trên địa bàn TP.Cần Thơ.
Lương y Đặng Thị Kim Hương (60 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) nói với chúng tôi: “Vợ chồng cụ Phấn hỗ trợ hết mình, từ dược liệu đến đầu tư cơ sở vật chất cho phòng khám. Cứ đến ngày cuối tuần, cụ Phấn đều chở thuốc đến tận nơi đây. Nếu phòng khám thiếu loại thuốc nào, tôi sẽ ghi giấy đưa cho cụ, sau đó cụ tìm kiếm, phơi, đem lại cung ứng cho phòng khám. Tuy tuổi tác đã cao nhưng cụ vẫn miệt mài làm việc thiện nguyện này khiến tôi vô cùng cảm phục”.
Bình luận (0)