Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca mắc mới ung thư (UT) tại VN không ngừng gia tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương khoảng 115.000 ca.
Số tử vong gấp 9 lần tai nạn giao thông
|
TS Vinh Quang lưu ý, tại VN tính chung cả 2 giới, 5 loại UT có tỷ lệ mắc nhiều nhất gồm: UT gan (chiếm 15,4%), UT phổi (14,4%), UT dạ dày (10,6%), tiếp theo là UT vú, UT đại tràng. Trong đó, UT phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do UT ở phụ nữ. Mỗi năm VN có khoảng 22.000 ca mắc mới và 19.500 bệnh nhân (BN) tử vong do UT phổi.
BV Ung bướu TP.HCM thực hiện việc ghi nhận UT quần thể TP.HCM (population-based) và ghi nhận UT BV (hospital based) từ năm 1995 đến nay.
Theo đó, mỗi năm có hàng chục ngàn trường hợp UT mắc mới, gồm các BN có hộ khẩu tại TP.HCM và ở các tỉnh lên điều trị tại TP.HCM. Công trình được sự hợp tác của các BV lớn trong TP và được giám sát về kỹ thuật và chất lượng số liệu bởi Cơ quan Nghiên cứu UT quốc tế (IARC) của WHO. Công trình nghiên cứu trong hơn 20 năm từ 1995 đến nay đã có các kết luận như sau: Tại TP.HCM tỷ lệ bệnh mắc UT từ 130 - 145/100.000 dân. Ở nam giới, chỉ riêng 5 loại UT đứng đầu là phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày và đầu cổ. Còn ở nữ, 5 UT đứng đầu là vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi và tuyến giáp.
Nguy cơ bởi ô nhiễm, thực phẩm "bẩn"...
|
Theo TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM, ô nhiễm không khí đã được chính thức phân loại là nguyên nhân gây UT bởi IARC. Theo IARC, ô nhiễm không khí từ giao thông và khói công nghiệp là nguyên nhân gây UT phổi và cũng liên quan đến UT bàng quang. Vấn đề thực phẩm gây UT thường là do các chất bảo quản, tạo màu và bao bì chứa thực phẩm. Hiện nay IARC thường xuyên cập nhật và công bố các chất có thể sinh UT (tùy mức độ nguy cơ được đánh số từ 1 - 3).
Gánh nặng tài chính
|
Đặc biệt, trong chẩn đoán giai đoạn bệnh của một số UT thì chụp PET-CT cũng được khuyến cáo nên dùng cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao góp phần cho quá trình điều trị, chi phí làm cũng dao động từ 23 - 30 triệu đồng. Chính vì lý do đó ngay trước khi điều trị UT thì việc chẩn đoán bệnh cũng là một khó khăn về mặt tài chính đối với BN và gia đình cũng như với BHYT.
Ngoài ra, điều trị UT gồm 3 phương pháp chính là phẫu thuật, hóa chất và xạ trị, có thể thêm điều trị nhắm trúng đích và điều trị miễn dịch.
Phẫu thuật UT thường rất rộng triệt căn nên có tính tàn phá cao. Việc phẫu thuật vi phẫu, phẫu thuật tạo hình sau điều trị UT (như UT vú, đầu cổ) nhằm mang lại thẩm mỹ cho BN đang được triển khai nhưng chi phí là khá cao.
Đặc biệt, trong lĩnh vực xạ trị nhiều phương pháp mới cũng đang được áp dụng cho điều trị UT đầu cổ, phổi, tuyến tiền liệt, vú... Như xạ trị điều biến liều (IMRT), xạ trị điều biến liều theo thể tích hình cung VMAT đang thực hiện mang lại hiệu quả cao hạn chế tác dụng phụ nhưng giá thành của một ngày điều trị cũng cao, thường từ 1,5 - 1,7 triệu đồng.
tin liên quan
Ngăn ngừa ung thư từ phòng ngủHóa chất cho điều trị cũng là một vấn đề (trung bình điều trị hóa chất một đợt khoảng 10 - 30 triệu đồng tùy từng phác đồ) vì chủ yếu bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn và cần có hóa chất bổ trợ hoặc hóa chất điều trị triệt căn nên ít nhất cũng từ 4 - 6 đợt điều trị.
Bên cạnh đó là điều trị trúng đích và điều trị miễn dịch có mang lại hiệu quả khả quan trên lâm sàng và cũng đang được áp dụng tại VN. Để điều trị được thuốc này BN cần làm một số xét nghiệm quan trọng và khá đắt đỏ, khi điều trị thuốc cũng cần phải chi phí một lượng tiền khá lớn. Ví dụ như điều trị UT phổi không tế bào nhỏ có đột biến gien EGFR cũng phải tốn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng. Điều trị UT gan bằng thuốc điều trị trúng đích tốn khoảng 110 - 120 triệu đồng/tháng.
"Chi phí điều trị cao, tỷ lệ mắc UT ngày càng gia tăng là gánh nặng cho người bệnh", TS Vinh Quang nói.
Theo TS-BS Phạm Xuân Dũng, hiện nay với sự phát triển của kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị, chi phí điều trị UT tiếp tục gia tăng không chỉ ở VN mà trên toàn thế giới. Ví dụ như kỹ thuật PET-CT, kỹ thuật sinh học phân tử, xét nghiệm gien... trong chẩn đoán; các loại phẫu thuật kỹ thuật cao như phẫu thuật bảo tồn, tạo hình trong UT... cũng tốn kém. Các loại máy móc xạ trị kỹ thuật cao cũng làm gia tăng chi phí. Trong hóa trị, các thuốc thế hệ mới đều có chi phí vài chục triệu đồng mỗi tháng.
Bình luận (0)