'Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn' giúp quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
17/07/2023 14:29 GMT+7

Với mong muốn kết nối giao lưu văn chương Việt – Hàn, Hội Nhà văn TP.HCM, Nhã Nam, Viện dịch thuật Văn học Hàn Quốc và Trường đại học Văn Lang phối hợp tổ chức sự kiện Gặp gỡ văn chương Việt – Hàn tại TP.HCM.

Phát biểu tại sự kiện (diễn ra ngày 16.7), Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Bích Ngân khẳng định: "Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn là kết quả cho những nỗ lực kết nối của Hội đồng Văn học dịch (thuộc Hội Nhà văn TP.HCM) mà tiến sĩ - dịch giả Nguyễn Thị Hiền làm Chủ tịch Hội đồng. Từ hiệu quả đó, Ban tổ chức đã kết nối hoạt động với Viện dịch thuật Văn học Hàn Quốc - một tổ chức văn hóa của chính phủ Hàn Quốc có bề dày hoạt động hơn 1/4 thế kỷ, với quy mô và chiến lược quảng bá văn học Hàn Quốc ra thế giới, trong đó có Việt Nam".

'Gặp gỡ văn chương Việt–Hàn' giúp quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới  - Ảnh 1.

Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Bích Ngân phát biểu tại buổi gặp gỡ

'Gặp gỡ văn chương Việt–Hàn' giúp quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới  - Ảnh 2.

Các đại biểu và khách mời tham dự sự kiện

'Gặp gỡ văn chương Việt–Hàn' giúp quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới  - Ảnh 3.

Nhà văn Bùi Tiểu Quyên (phải) trao đổi cùng các nhà văn bên lề sự kiện

NVCC

Cũng theo nhà văn Bích Ngân: "Thông qua buổi gặp gỡ văn chương giữa các nhà văn Việt Nam và nhà văn Hàn Quốc, ngoài việc trao đổi về nghề, bàn về nguồn cảm hứng cũng như quá trình sáng tác các tác phẩm văn học, Ban tổ chức mong muốn góp phần tạo cơ hội cho hành trình quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới và ngược lại, có thể có những bước đi thuận lợi và tạo cơ hội cho những buổi giao lưu văn học quốc tế tiếp theo. Cũng từ những buổi kết nối văn chương và giao lưu văn hóa mang tính quốc tế như thế này, chúng tôi hy vọng hành trình đưa văn học Việt Nam đến với độc giả thế giới sẽ bớt dần những khó khăn (thậm chí là bế tắc), nếu được sự quan tâm đúng mức từ nhà nước cũng như các ban ngành liên quan, để những tác phẩm văn chương hay lan tỏa được giá trị nhân văn, góp phần thực hiện sứ mệnh của những 'đại sứ' văn hóa". 

Dịp này, những người yêu mến văn chương đã chứng kiến cuộc "gặp gỡ" giữa ba nhà văn đều có những thành tựu nhất định trong sáng tác văn học: tác giả Hàn Quốc Pyun Hye-young (có sách phát hành tại Việt Nam là: Tro tàn sắc đỏHố đen sâu thẳm) và hai tác giả Việt Nam là nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, nhà văn Tiểu Quyên (có nhiều tác phẩm, đã đoạt nhiều giải thưởng).

'Gặp gỡ văn chương Việt–Hàn' giúp quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới  - Ảnh 4.

Những người yêu mến văn chương đã có dịp chứng kiến cuộc "gặp gỡ" giữa các nhà văn Việt Nam và Hàn Quốc

'Gặp gỡ văn chương Việt–Hàn' giúp quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới  - Ảnh 5.

Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Bích Ngân (giữa) tặng hoa cho các nhà văn tham gia giao lưu

NVCC

Được biết, Pyun Hye-young là một trong những nhà văn nổi bật của văn học Hàn Quốc đương đại, được giới phê bình đánh giá cao. Cô xuất bản sách vào năm 2000 và nhận nhiều giải thưởng danh giá. Những tác phẩm của cô Pyun Hye-young thiên về dòng tiểu thuyết phản địa đàng và pha trộn các yếu tố tâm lý ly kỳ.

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn có hơn 10 đầu sách đã xuất bản, gồm các thơ, truyện trào phúng và lý luận phê bình văn học. Anh hiện là Ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Nhà văn trẻ và Ủy viên Hội đồng thơ (Hội Nhà văn TP.HCM). Lê Thiếu Nhơn đang là thư ký tòa soạn Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Nhà văn Bùi Tiểu Quyên đã xuất bản hơn 10 đầu sách, gồm truyện ngắn, truyện dài, tản văn và hiện là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, làm việc tại Báo Phụ Nữ TP.HCM.

Chị Hiền Nguyễn, tiến sĩ văn học Hàn Quốc (Đại học Quốc gia Seoul), hiện là Trưởng khoa Ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc – Đại học Văn Lang và là Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn TP.HCM). 

'Gặp gỡ văn chương Việt–Hàn' giúp quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới  - Ảnh 6.

Buổi Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn giữa những nhà văn Việt Nam và Hàn Quốc được xem là cơ hội để quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới

NVCC

Buổi Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn giữa những nhà văn Việt Nam và Hàn Quốc diễn ra vô cùng sôi nổi. Ngoài việc trao đổi về nghề, bàn về nguồn cảm hứng cũng như quá trình sáng tác các tác phẩm văn học, đây còn là cơ hội để quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới, cũng như tạo đà cho những buổi giao lưu văn học quốc tế tiếp theo sẽ được Hội Nhà văn TP.HCM và Hàn Quốc tổ chức trong tương lai. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.