Gặp thanh niên kéo cả xe vũ khí của Mỹ giao cho công an

05/12/2015 19:21 GMT+7

'Số hiện vật là vũ khí và bom, đạn tôi tự nguyện giao nộp chỉ là phần nhỏ trong bộ sưu tập nhưng đó là phần giá trị nhất của bộ sưu tập, bởi nó phản ánh đầy đủ nhất sự khủng khiếp mà chiến tranh gây ra'

'Số hiện vật là vũ khí và bom, đạn tôi tự nguyện giao nộp chỉ là phần nhỏ trong bộ sưu tập nhưng đó là phần giá trị nhất của bộ sưu tập, bởi nó phản ánh đầy đủ nhất sự khủng khiếp mà chiến tranh gây ra'

Anh Hiền bên bộ sưu tập - Ảnh: Hoàng SơnAnh Hiền bên bộ sưu tập - Ảnh: Hoàng Sơn
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ  1 Kho vũ khí do anh Hiền giao nộp đang được tạm giữ tại Bảo tàng thị xã Điện Bàn  - Ảnh: Hoàng Sơn
Kéo cả xe vũ khí đi giao nộp
Đội cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Công an thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) vừa tiếp nhận một “kho” vũ khí, đạn dược với số lượng lên đến gần 100 hiện vật từ anh Trần Cảnh Hiền (32 tuổi, trú tại phường Vĩnh Điện).
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 2Để có hộp đạn đẹp, anh Hiền phải vất vả lùng sục khắp miền núi  - Ảnh: Hoàng Sơn
“Kho” vũ khí này là một bộ phận và là một chủ đề quan trọng của “bảo tàng” kỷ vật chiến tranh do anh Hiền sưu tập, thu thập được từ nhiều năm qua.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 3Bom đạn do anh Hiền thu mua từ bãi phế liệu  - Ảnh: Hoàng Sơn
Hôm 19.11 vừa qua, khi anh Hiền dùng một chiếc xe kéo chở hiện vật đến giao nộp cho công an, nhiều người đã không khỏi bất ngờ về mức độ đồ sộ và đa dạng của “kho” vũ khí. Cụ thể, anh Hiền đã nộp các loại súng như: Col 45, súng đại liên, súng rulo đến các loại băng tiếp đạn, dây đạn, mìn, lựu đạn, các loại đạn pháo… có từ thời chiến tranh do quân đội Mỹ sử dụng tại Việt Nam.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 4
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 5
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 6Dây đạn, hộp tiếp đạn vẫn còn rất mới  - Ảnh: Hoàng Sơn
Trong số này, nhiều băng đạn, dây đạn vẫn còn rất tốt và được bảo quản khá cẩn thận. Ngược lại, một số vỏ đạn pháo, súng 6 nóng, đại liên… chỉ còn lại phần nòng hoặc được anh Hiền “tút tát” lại bằng cách chắp vá những phần bị gỉ.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 7
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 8
Thiếu tá Nguyễn Công Đức, Đội trưởng Đội cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội cho hay, anh Hiền là người sưu tập hiện vật chiến tranh đã lâu. Ở nhà, anh này thường trưng bày nhiều hiện vật có giá trị về mặt lịch sử. 
Qua nắm bắt tình hình, đơn vị biết anh Hiền có nhiều vũ khí và vỏ đạn trái với quy định nên đã lên kế hoạch vận động anh này giao nộp.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 9Anh Hiền với đam mê sưu tầm kỷ vật chiến tranh trang bị cho lính Mỹ  - Ảnh: Hoàng Sơn
Tuy số vũ khí này không còn công năng nhưng theo pháp luật hiện hành thì chỉ bảo tàng và các đơn vị quân sự, công an mới được trưng bày số hiện vật đó. Đơn vị đã phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự thị xã Điện Bàn vận động anh Hiền tự giác giao nộp, thiếu tá Nguyễn Công Đức nói thêm.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 10Vỏ bom Napal anh Hiền cất công mua từ vùng núi Quảng Nam
“Nếu có ai đó lấy đại một quả lựu đạn để hù dọa thì sẽ rất nguy hại. Cho nên chúng tôi đã nỗ lực vận động để anh Hiền giao nộp”, thiếu tá Đức nói và cho biết, dù không còn sức sát thương nhưng với việc các hiện vật còn rất giống với nguyên bản nên nếu để lọt vào tay kẻ xấu thì số hiện vật có khi trở thành mối nguy đối với xã hội.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 11
Đại úy Lê Văn Ánh, Trợ lý kỹ thuật (Ban chỉ huy Quân sự thị xã Điện Bàn) cho biết: “Không phải anh Hiền vi phạm pháp luật khi thu thập và trưng bày mà do anh chưa biết luật. Qua vận động, mới đây anh Hiền đã chủ động chở số vũ khí đi giao nộp và cũng rất vui vẻ”.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 12
Mong được hỗ trợ để theo đuổi đam mê
Khi hay tin anh Trần Cảnh Hiền giao nộp “kho” vũ khí, cũng như chúng tôi chắc hẳn nhiều người sẽ rất thắc mắc tại sao một người dân có thể có nhiều súng đạn, bom mìn đến như vậy.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 13
Thế nhưng khi biết anh là một nhà sưu tập kỷ vật chiến tranh với cả 1.000 hiện vật được anh tìm mua, cất giữ nhiều năm qua thì mới biết thực ra “kho” vũ khí chỉ là một phần nhỏ của “nghề chơi” này.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 14
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 16 Đồ trang bị cho một lính Mỹ khi tham gia chiến trường Việt Nam trước 1975  - Ảnh: Hoàng Sơn
Đứng trước căn phòng vừa là nơi để bán cà phê, đồ ăn sáng vừa là nơi để trưng bày hiện vật rộng chừng 70 m2, chúng tôi có cảm giác như đang bước chân vào một bảo tàng chiến tranh nào đó.
Hai bức tường, trần nhà, sàn nhà đâu cũng có hiện vật mà như anh Hiền nói là “không thiếu bất cứ thứ gì trang bị cho một người lính Mỹ ngày xưa”.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 15
Từ áo quần, chén bát, muỗng thìa bằng inox cho đến két đạn, mảnh bom, thùng xăng, hệ thống điện đàm… đều được anh Hiền chùi, rửa sạch sẽ và treo tươm tất trên tường.
“Số hiện vật là vũ khí và bom, đạn tôi tự nguyện giao nộp chỉ là một phần nhỏ trong bộ sưu tập về kỷ vật chiến tranh. Nhưng đó lại là phần giá trị nhất của bộ sưu tập, bởi nó phản ánh đầy đủ nhất sự khủng khiếp, ác liệt mà chiến tranh gây ra”, anh Hiền có chút tiếc nuối khi “bảo tảng” của mình bị khuyết đi một phần.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 17
Dù vậy, anh Hiền vẫn đề cao việc phải chấp hành luật pháp về quản lý vũ khí. “Nếu số vũ khí đó được vào bảo tàng và có một góc riêng thuyết mình thì tôi vui lắm chứ. Ít nhất thì mình vẫn còn được biết đến là một người đã sưu tập và đưa hiện vật đến với người tìm hiểu lịch sử”, anh Hiền nói thêm.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 18
Theo ước tính của anh Hiền, để có được gần 100 hiện vật đã nêu, anh đã bỏ ra không dưới 100 triệu đồng để mua về. Cũng theo anh, súng ống, bom đạn là những loại hiện vật tốn nhiều thời gian tìm kiếm và cũng đắt tiền nhất mặc dù chỉ là đồ phế liệu.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 19
“Tôi vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê sưu tập nên vẫn rất cần tiền để đầu tư. Nói thật là tôi rất mong được các cấp quan tâm hỗ trợ cho số vũ khí đã giao nộp để thêm phần nào kinh phí”, anh Hiền chia sẻ.
Được biết, số hiện vật được giao nộp đang được Bảo tàng Điện Bàn tạm tiếp nhận. Đơn vị này sẽ có tờ trình xin tiếp nhận “kho” vũ khí để phục vụ công tác trưng bày.
Người giao nộp “kho” vũ khí mong được hỗ trợ 20Người xem đứng trước “bảo tàng” của anh Hiền sẽ có nhiều liên tưởng về chiến tranh  - Ảnh: Hoàng Sơn
Ước mơ thành lập bảo tàng tư nhân
Xuất thân từ một người buôn bán hàng "second hand", sau nhiều năm sống ở Sài Gòn, Trần Cảnh Hiến về lại quê hương để tiếp tục theo đuổi nghề buôn hàng cũ.
Với Hiến, cái gì cũ cũng đều có hấp lực lớn với anh. Anh buôn nhà cổ, đồ cổ để lấy tiền mưu sinh và dành một phần lớn trong đó tiếp tục mua hiện vật chiến tranh.
Nhiều người bảo anh là “đồ điên”, bố mẹ và vợ anh cũng bảo thế. Nhưng “máu đồ cũ” ngấm sâu nên anh không thể “thay đổi mình” mà thuyết phục và làm những người xung quanh dần nhận ra giá trị.
“Cứ mỗi ngày tìm một hiện vật thì một năm sẽ có 365 hiện vật”, Hiến nói như để giải thích tại sao mình có nhiều hiện vật như hiện nay.
Để có bộ sưu tập “khủng”, Hiền phải lặn lội khắp nơi, từ nhà dân cho đến những bãi phế liệu ở các tỉnh anh đều lùng sục để tìm mua.
Nhiều bảo tàng trên cả nước đã đến tham quan và hỏi mua anh nhiều hiện vật chiến tranh có giá trị.
Bên cạnh các hiện vật, tại phòng trưng bày của mình, Trần Cảnh Hiền còn treo nhiều tấm ảnh tố cáo tội ác chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra. “Những bức ảnh có sức ám ảnh rất lớn, góp phần cho người xem hiểu được giá trị của sự hy sinh trong công cuộc giải phóng dân tộc”, một người dân nhận định.
“Pháp luật quy định như vậy nên tôi chấp hành. Nhưng thật sự để bộ sưu tập hoàn chỉnh thì phải có súng đạn – thứ nói lên được chiến tranh là gì. Tôi rất muốn lập bảo tàng tư nhân”, Hiền nói và ngỏ ý muốn được ngành chức năng tư vấn, giúp đỡ trong vấn đề này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.