Gây hấn với Việt Nam là một phần trong mưu đồ sâu xa hơn của Trung Quốc

11/05/2014 11:50 GMT+7

(TNO) Việc đem giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương 981) vào vùng biển Việt Nam là một phần trong chiến lược khẳng định các tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển của Trung Quốc, bất chấp điều nay gây thiệt hại về ngoại giao và chính trị, các chuyên gia phân tích cho biết.

(TNO) Việc đem giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương 981) vào vùng biển Việt Nam là một phần trong chiến lược khẳng định các tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển của Trung Quốc, bất chấp điều nay gây thiệt hại về ngoại giao và chính trị, các chuyên gia phân tích cho biết.


Giàn khoan biển sâu "khủng" của Trung Quốc - Ảnh: Tân Hoa xã

Động thái này là một nỗ lực mới của Trung Quốc nhằm thể hiện cái mà nước này gọi là “sự cố về chủ quyền” và là một phần trong một chiến lược rộng lớn hơn nhằm cho thấy Bắc Kinh có kiểm soát các vùng biển tranh chấp, AFP dẫn lời ông Barry Sautman, một chuyên gia nghiên cứu chính trị Trung Quốc tại Trường Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông (HKUST).

“Tôi nghĩ chính phủ Trung Quốc đang cố tỏ ra quả quyết trong các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông và biển Hoa Đông nhằm mục đích duy trì sự tồn tại của những tuyên bố này”, ông Sautman nói.

“Theo luật pháp quốc tế tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền cần phải làm gì đó theo định kỳ để cho thấy rằng họ có một mối quan tâm tích cực đến vùng lãnh thổ đang có tranh chấp”, ông này nói.

“Nhưng điều này có mang lại ích lợi chính trị cho Trung Quốc hay không thì lại là một vấn đề khác”, chuyên gia này cho biết thêm.

Đề cập đến tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản, ông Sautman cho biết một lý lẽ quan trọng Nhật dùng là trước những năm 1970 “có một thời gian dài Trung Quốc không quan tâm gì đến quần đảo này” và Bắc Kinh chắc chắn sẽ tránh để một nước khác có cơ hội lập luận tương tự.

“Tôi cho rằng Trung Quốc đang bị kẹt giữa yêu cầu chính trị và những quy định pháp lý”, theo ông Sautman.

Trong khi đó, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc bình luận rằng thời điểm Trung Quốc chọn để đem giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam “đã khiến nhiều người cho rằng đây là đòn ăn miếng trả miếng” đối với chuyến thăm châu Á hồi tháng 3 của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Phát biểu trong chuyến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines, ông Obama liên tục bày tỏ quan ngại về các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trong khu vực.


Bản đồ minh họa vị trí giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam - Ảnh: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Trung Quốc giúp Mỹ có cớ chỉ trích nước này hiếu chiến

Giới quan sát nhận định những hành động đơn phương của Trung Quốc, tương tự như hành động tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không mới đây ở biển Hoa Đông, giúp củng cố lập luận của Mỹ rằng Bắc Kinh đang có những hành động “khiêu khích”.

“Nếu tôi là một người Mỹ, tôi ắt hẳn đã nói 'cám ơn Trung Quốc' vì nước này đã khiến cho mọi người thấy được sự hiếu chiến của mình”, ông David Zweig, một chuyên gia phân tích tại HKUST, nói với AFP.

“Rõ ràng có căng thẳng tại toàn bộ biển Đông và điều này đã không xảy ra trước khi Trung Quốc chưa mạnh lên”, ông này nói.

Hoàng Uy

>> Nhiều tiếng nói phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam
>> Tuần hành tại TP.HCM phản đối Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam
>> Trung Quốc ngang ngược mở rộng vành đai bảo vệ giàn khoan
>> Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam
>> Chùm ảnh mới nhất về hành động hung hăng của tàu Trung Quốc quanh giàn khoan HD-981
>> Ngư dân Quảng Trị: Giàn khoan khổng lồ hay quái vật khổng lồ gì cũng mặc  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.