Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết, nếu tham gia giao thông, để xảy ra tai nạn mà hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau thì gọi là tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Cụ thể: Làm chết một người; Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỉ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỉ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỉ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỉ lệ thương tật từ 21% đến 30% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỉ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỉ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
tin liên quan
Công an phường, xã có được dừng xe xử phạt như CSGT?Khác với CSGT, công an phường, xã không được dừng xe tại tỉnh lộ, quốc lộ mà chỉ được dừng xe để xử lý một số lỗi vi phạm nhất định được quy định cụ thể. Rất nhiều bạn đọc thắc mắc về quyền hạn khi công an phường xã dừng xe xử phạt. Đó là các lỗi gì?
Để xác định khung hình phạt dành cho người tham gia giao thông vi phạm các quy định tham gia giao thông đường bộ (kể cả người đi bộ) dẫn đến TNGT thì căn cứ quy định luật Hình sự 2015, luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Hình sự, tại Điều 260 (vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ).
tin liên quan
Thanh tra giao thông có được quyền dừng xe xử phạt như CSGT?Thanh tra giao thông (TTGT) có quyền dừng xe đang lưu thông để kiểm tra hành chính trong các trường hợp buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính nhưng quyền dừng xe của TTGT không giống như quyền của Cảnh sát giao thông (CSGT).
Bình luận (0)