Giá cà phê hạ nhiệt vì sao?

Giá cà phê hạ nhiệt vì sao?

19/11/2024 08:29 GMT+7
0:00
00:00
Bài tóm tắt
Ngọc Huyền

Chọn giọng đọc

Sau một tuần lên cơn sốt, trong phiên giao dịch đầu tuần này giá cà phê đã hạ nhiệt khi quay đầu giảm nhẹ trên cả 2 sàn London và New York. Nguyên nhân được cho là do Nghị viện châu Âu đã ra kết luận cuối cùng về thời điểm áp dụng quy định chống phá rừng.

Giá cà phê robusta trên sàn London kỳ hạn tháng 1.2025 giảm 38 USD còn 4.735 USD/tấn, kỳ hạn tháng 3.2025 cũng giảm 24 USD về mức 4.675 USD/tấn, kỳ hạn tháng 5.2025 giảm 13 USD còn 4.624 USD/tấn.

Giá cà phê hạ nhiệt vì sao?- Ảnh 1.

Giá cà phê giảm nhiệt

ẢNH: HOÀNG NGUYỄN

Giá cà phê arabica trên sàn New York, kỳ hạn tháng 12 giảm 23,1 USD xuống còn 6.188 USD/tấn, kỳ hạn tháng 3.2025 giảm 24,2 USD còn 6.220 USD/tấn, kỳ hạn tháng 5.2025 giảm 28,6 USD xuống 6.182 USD/tấn.

Trong khi đó, giá cà phê tại Brazil kỳ hạn tháng 12 tăng 29,7 USD lên 8.000 USD/tấn, kỳ hạn tháng 3.2025 tăng 31,9 USD lên 7.950 USD/tấn, kỳ hạn tháng 5.2025 tăng 69,3 USD đạt 7.640 USD/tấn.

Giá cà phê Tây nguyên giảm nhẹ 300 đồng/kg, ở Đắk Nông 112.700 đồng/kg, Đắk Lắk 117.900 đồng/kg, Gia Lai 113.000 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 111.700 đồng/kg.

Trong tuần qua, thông tin đáng chú ý là Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu để ra phán quyết cuối cùng đối với việc áp dụng quy định chống phá rừng (EUDR). Kết quả bỏ phiếu nhận được 371 phiếu đồng thuận với Ủy ban châu Âu (EC) về việc hoãn áp dụng EUDR thêm 12 tháng trong khi chỉ có 240 phiếu chống.

Như vậy, EUDR sẽ được trì hoãn thêm 12 tháng theo đề xuất của EC và bắt đầu áp dụng vào ngày 30.12.2025 đối với những doanh nghiệp lớn còn những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ sẽ được gia hạn đến ngày 30.6.2026. Việc này nhằm mục đích để các doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị tốt hơn cũng như các cơ quan chức năng của EU có những hướng dẫn cụ thể và chi tiết trong việc thực hiện.

EC đưa ra đề xuất trên vào tháng 10.2024 sau khi nhận được kiến nghị từ 20 quốc gia thành viên EU cùng một quốc gia xuất khẩu lớn như Brazil, Indonesia cũng như nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc trì hoãn thực thi EUDR cũng gây ra nhiều tranh cãi với một số doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực thi vào cuối năm 2024 và nhiều tổ chức môi trường cũng cho rằng việc kéo dài EUDR là đang làm chậm tiến trình bảo vệ rừng và giảm tác động môi trường. Việt Nam là một trong những nước được đánh giá rất tích cực trong việc chuẩn bị để thực hiện quy định chống phá rừng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.