Giá điện cần tính minh bạch và công bằng

07/08/2020 05:50 GMT+7

Nhiều ý kiến cho rằng giá điện sinh hoạt mới dự kiến áp dụng từ đầu năm sau dù chọn phương án nào cũng cần phải công khai, minh bạch, hợp lý trong cách tính.

Như Thanh Niên đã thông tin, nội dung tính giá điện 1 bậc vừa được Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nêu tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 hôm 3.8 vừa qua. Mức giá điện tính theo phương án 1 bậc đến nay vẫn chưa được bộ này công bố cụ thể, chỉ cho biết có thể căn cứ tính toán trên mức giá điện bình quân hiện hành cho sinh hoạt là 1.897 đồng/kWh (thêm thuế VAT là khoảng 2.086,7 đồng/kWh), bên cạnh đó là phương án 2, tính theo 5 bậc.

Nhiều chuyên gia đề xuất giá điện 3 bậc

Một bậc hay nhiều bậc?

Liên quan phương án tính giá điện sinh hoạt mới dự kiến sẽ được áp dụng từ đầu năm sau, Thanh Niên nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc (BĐ). Nhiều người cho rằng nên xây dựng giá điện 1 bậc. "Ai xài nhiều trả nhiều, xài ít trả ít, không xài không trả, chỉ cần 1 giá dễ tính. Không phải lằng nhằng", BĐ Thanh Vung ý kiến.
"Nên có 1 giá điện dùng cho sinh hoạt, nhưng cần tính đúng và hợp lý", BĐ Ngoc Leto ủng hộ. Tương tự, BĐ H.Nhân đề nghị: "Một và chỉ 1 bậc mà thôi. Không thể chấp nhận thứ hàng hóa dịch vụ dùng càng nhiều giá càng cao, như thế là phi thị trường. Điện bây giờ không thiếu, nếu có chính sách hợp lý thì người ta làm ra điện mặt trời dư xài, nhất là ở xứ đầy nắng như ta".

Đại biểu Quốc hội Phan Nguyễn Như Khuê đề nghị sửa đổi cách tính tiền điện

Tuy nhiên, theo BĐ Do Hai Linh "giá điện bình quân (1 bậc) sẽ không khuyến khích người dân tiết kiệm điện, đó là một mối lo lớn" và cho rằng "nhiều bậc không có gì là phức tạp, vì ngày nay mọi hệ thống tính toán đã được tự động hóa. Quan trọng là cần giám sát tốt để đừng làm sai. Việc minh bạch và thu đúng của ngành điện là vô cùng quan trọng, đảm bảo công bằng cho tất cả các bên, đảm bảo kiểm soát được việc tiêu thụ và an ninh năng lượng".

Tháng 6.2020, một hộ nghèo tá hỏa vì nhận hóa đơn 90 triệu tiền điện một tháng

Cần đơn vị độc lập tính giá

Nhiều BĐ cũng cho rằng cách xây dựng giá điện sinh hoạt mới mà Bộ Công thương đang đề xuất vẫn còn bất cập; đồng thời đề nghị phải công khai cách tính giá điện bình quân để người dân góp ý, phản biện. "Không thể tính giá bình quân của 6 bậc để làm một giá được, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị kinh doanh thì phải tuân thủ thị trường, cần lấy giá điện đầu vào cộng với tất cả chi phí để có giá bán cuối cùng như tất cả mặt hàng khác", BĐ Tuấn Trần ý kiến. Đồng quan điểm, BĐ N.Phong viết: “1 bậc hay 100 bậc cũng thế, cái quan trọng là giá điện bình quân - là cái cơ sở để tính cũng do EVN đưa ra thì không có thay đổi bao nhiêu đâu. Phải có đơn vị độc lập, không bị chi phối đưa giá bình quân thì may ra có thay đổi”.
Trong khi đó, BĐ Nhạc cho rằng: "Chi phí đưa vào giá là quan trọng nhất, chi phí phải đúng, hợp lý, theo quy định... Thời gian đến cuối năm còn dài, đề nghị ngành điện công khai, minh bạch các chi phí đưa vào giá và kiểm toán nhà nước vào cuộc kiểm tra trước khi ban hành".
"Nên mở chuyên mục phản biện giá điện công khai trên mạng, trong đó EVN nêu rõ "cơ sở tính toán giá" minh bạch rõ ràng, lúc đó sẽ có rất nhiều phản hồi chính xác và công bằng”, BĐ Lương đề nghị.

Dùng hết 500 ngàn tiền điện, gia đình ở Nghệ An choáng váng nhận hóa đơn 16 triệu

Minh bạch, rõ ràng giá thành, tính giá bán 1 bậc, thì người dân sẽ yên tâm, ủng hộ.
Dân Việt
Điện 1 bậc là bình đẳng và công bằng, tránh được tình trạng người sử dụng điện nhiều bị đội giá đi ngược lại cơ chế thị trường. Giá điện trung bình phải được công khai minh bạch, khoa học.
Quốc Việt
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.