>> 46/50 nhà hàng, quán ăn tại Chùa Hương bán động vật hoang dã
>> Tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam: Có đáng sợ như thế ?
>> Vì động vật hoang dã
>> VN yếu kém trong bảo vệ động vật hoang dã
Cảnh báo này được ông Scott Roberton đưa ra tại hội nghị liên ngành về tăng cường công tác phòng chống buôn bán động vật hoang dã trên internet, diễn ra sáng nay 17.4, tại Hà Nội.
Theo ông Scott Roberton, kết quả khảo sát của WCS cho thấy, việc buôn bán động vật hoang dã trên mạng internet là phương thức phổ biến để mua-bán các loài bản địa như cu li, khỉ, rùa, rắn… và các loài có nguồn gốc từ nước ngoài như cự đà, rắn và sóc...
“43% các mẩu tin rao bán động vật hoang dã trên mạng internet được đăng tải trên các web rao vặt, 3% trên mạng xã hội, 33% trên web cá nhân hoặc của các công ty… dù phần lớn các trang mạng này đều công bố các quy định cấm buôn bán, trao đổi, quảng cáo về sản phẩm từ động vật hoang dã”, ông Scott Roberton nói.
Động vật hoang dã được buôn bán trên mạng, theo điều tra của WCS, phần lớn được dùng để làm cảnh, chiếm khoảng 84%. Khoảng 9% được dùng làm thực phẩm, 2% cho nhu cầu trang trí, 1% dùng làm thuốc…
Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan Cites Việt Nam cho rằng, buôn bán động vật hoang dã qua mạng internet đang tạo “cơ hội” cho việc buôn gian bán lận phát triển và gây khó khăn cho công tác giám sát, ngăn chặn của các cơ quan quản lý liên quan.
Vì vậy, theo ông Tùng, cần phải có những quy định cụ thể đối với việc buôn bán động vật hoang dã trên internet và cơ quan hữu trách cần tăng cường các hoạt động chống nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã trên internet.
Quang Duẩn
Bình luận (0)