Ngày 4.5, Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ giá trung tâm 4 đồng, xuống còn 23.635 đồng/USD. Giá USD tại các ngân hàng thương mại biến động trái chiều. Tại Eximbank, giá mua USD tăng 100 đồng, lên 23.230 - 23.310 đồng, thế nhưng giá bán ra lại giảm 70 đồng, xuống còn 23.610 đồng/USD. Trong khi đó, Vietcombank tăng đều giá USD thêm 15 đồng, mua vào lên 23.275 - 23.305 đồng, bán ra 23.645 đồng.
Giá USD trên thị trường quốc tế trượt giảm, chỉ số USD-Index giảm 0,8 điểm, xuống còn 101,7 điểm. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã kết thúc cuộc họp trong tháng này và như dự kiến, Fed đã tăng lãi suất cuối kỳ lên 0,25%. Điều này đưa lãi suất chuẩn của Fed vào khoảng từ 5% đến 5,25%. Quan trọng nhất, sau 10 lần tăng lãi suất liên tiếp, Fed đã có những hiệu tạm dừng các đợt tăng lãi suất tiếp theo tại cuộc họp vào tháng 6. Điều này sẽ cho phép Fed đánh giá thiệt hại từ các vụ đổ vỡ ngân hàng gần đây và đánh giá mức độ lạm phát sẽ giảm so với việc Fed tăng lãi suất. Việc tạm dừng cũng sẽ cho phép Fed chờ đợi một giải pháp về tình trạng tiến thoái lưỡng nan liên quan đến trần nợ của Mỹ.
Thị trường sẽ tập trung cao độ vào hai sự kiện chính có thể dẫn đến biến động kinh tế to lớn. Tiếp tục có sự lo lắng về bất đồng chính trị giữa các nhà lập pháp Dân chủ và Cộng hòa liên quan đến việc tăng trần nợ. Thực tế, chính phủ sẽ không thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình sớm hơn nhiều so với dự đoán trước đó là một vấn đề rắc rối. Quan trọng hơn, sự chia rẽ giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chưa bao giờ lớn hơn, điều này sẽ khiến cho việc đạt được một thỏa hiệp rất khó khăn. Cuối cùng, khủng hoảng ngân hàng tiếp tục cực kỳ đáng lo ngại khi có thể có thêm nhiều ngân hàng mất khả năng thanh toán. Cuộc khủng hoảng nợ vẫn chưa được giải quyết và khả năng nhiều ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ có tác động cực kỳ bất lợi đối với nền kinh tế.
Bình luận (0)