Ngày 14.11, kết thúc phiên giao dịch ngày cuối tuần, hợp đồng dầu WTI mất gần 1 USD, tương đương 1,1% về 80,69 USD/thùng; dầu Brent cũng mất gần 1 USD, về 81,95 USD/thùng.
Như vậy, cả 2 hợp đồng dầu đều giảm tuần thứ 3 liên tiếp, mức giảm chưa tới 1% cho cả 2 loại dầu, do đồng USD mạnh hơn và dự báo Mỹ có thể giải phóng dầu từ dự trữ dầu chiến lược để hạ nhiệt giá dầu.
Giá dầu thô tăng nhẹ trong tuần này |
reuters |
Chuyên gia phân tích thị trường dầu cấp cao tại Rystad Energy, ông Louise Dickson cho rằng, diễn biến giá dầu trong như "lời nhắc nhở" cho thị trường rằng, giá không chỉ bị ảnh hưởng bởi quy luật cung - cầu, mà còn từ các dự báo chính sách tiền tệ và các động thái can thiệp của Chính phủ. Như vậy, trong dự báo, vị này cho rằng lãi suất cao hơn có thể cung cấp hỗ trợ nhiều hơn cho đồng USD và thậm chí gây áp lực hơn nữa đối với giá dầu. Bên cạnh đó, một số thông tin cho thấy, Mỹ có thể hành động ngay trong tuần này để giải quyết tình trạng giá xăng dầu tăng vọt.
Trên Reuters, Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Price Futures Group, nhận định thị trường đang "đi lùi một chút" cho dù ít có sự thay đổi nào tác động trong ngắn hạn đối với giá dầu.
Một số dự báo cũng cho thấy, thị trường dầu thô khó có sự tăng đột biến về nhu cầu trong bối cảnh các quốc gia tiêu thụ nhiên liệu lớn của thế giới vẫn còn chật vật phục hồi vì dịch Covid-19. OPEC dự báo đà phục hồi nhu cầu dầu thô tại Ấn Độ, Trung Quốc... còn chậm.
Trong nước, theo bảng giá bán lẻ xăng dầu của Petrolimex ngày 14.11, giá xăng dầu thuộc vùng 1 được niêm yết như sau: Xăng RON 95 25.090 đồng/lít, xăng RON 92 23.660 đồng/lít, dầu diesel 19.060 đồng/lít, dầu hỏa 17.630 đồng/lít. Bảng giá bán lẻ tại vùng 2 cao hơn, xăng RON 95 lên đến 25.590 đồng/lít và xăng RON 92 là 25.480 đồng/lít.
Bình luận (0)