Ngày 18.6, dầu thô WTI của Mỹ đóng phiên cuối tuần lao dốc hơn 6%, xuống 110,48 USD/thùng, hợp đồng giao tháng 10 năm nay xuống 104,31 USD/thùng. Dầu Brent nhích thêm 49 cent, lên 113,61 USD/thùng sau khi lao dốc hơn 5%. Kết thúc phiên giao dịch ngày 17.6, giá dầu Brent giao sau giảm 5,6% xuống 113,12 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 6,8% xuống 109,56 USD.
Giá dầu thế giới giảm sâu vì lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu |
REUTERS |
Như vậy, đây là tuần giảm đầu tiên của dầu Brent sau 5 tuần tăng liên tiếp và dầu WTI giảm tuần đầu tiên sau 8 tuần tăng liên tiếp.
Giá dầu thô Mỹ lao dốc gần 7% |
Giá dầu lao dốc phiên cuối tuần vì lo ngại những đợt tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khiến nhu cầu giảm. Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao Oanda, ông Edward Moya trên Reuters cho rằng, giá dầu thô giảm khi đồng USD tăng và nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, Nga cũng cho biết sẽ tăng xuất khẩu dầu trong năm 2022 bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây và lệnh cấm vận của châu Âu.
Trong nước, để ngăn ngừa tình trạng thiếu cung khi giá dầu thế giới tăng cao, Bộ Công thương mới đây đã trình Chính phủ đề án nâng mức dự trữ xăng dầu để đảm bảo an ninh năng lượng, chủ động một phần nguồn cung khi thế giới có biến động. Hiện Bộ Công thương đang lấy ý kiến các bộ liên quan để có báo cáo chi tiết về việc nâng mức dự trữ xăng dầu quốc gia trong thời gian tới.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã có 11 đợt tăng. Ngày 13.6 vừa qua, xăng RON 95 tăng chạm mốc kỷ lục, từ 32.370 đồng/lít.
Ngày 18.6, giá bán lẻ các mặt hàng hàng xăng dầu trong nước phổ biến như sau: xăng E5 RON 92 giá 31.117 đồng/lít; xăng RON 95-III 32.375 đồng/lít; xăng RON 95-V 33.620 đồng/lít; dầu diesel 0.05S 29.020 đồng/lít; dầu hỏa 27.839 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S 20.357 đồng/kg.
Bình luận (0)