Giấc mơ hồi sinh ở 'vùng đất chết'

Huy Đạt
Huy Đạt
16/06/2020 06:10 GMT+7

Để thực hiện bài Trở lại “điểm nóng” da cam , chúng tôi đặt chân đến sân bay A So (xã Đông Sơn, H.A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế) vào một buổi chiều ngày đầu tháng 6.

 Nơi đây vốn được biết đến là “vùng đất chết”, bởi trong chiến tranh Việt Nam, sân bay A So là nơi quân đội Mỹ tập kết chất độc hóa học dioxin để thực hiện những phi vụ rải chất độc nhằm chống lại lực lượng cách mạng.
Lần đầu đặt chân đến sân bay A So, chúng tôi chứng kiến cảnh cô gái 24 tuổi người PaKoh đang lần mò những dòng chữ nổi với ước mơ bé bỏng thoát những cơn động kinh hành hạ thể xác, nhằm kiếm một công việc để lao động phụ giúp ba mẹ.
Chúng tôi nghe những trải lòng về câu chuyện người mẹ 11 lần mang thai nhưng chỉ có được 3 mặt con; nỗi sợ hãi khi phải tiễn những đứa con hình hài kém lành lặn ra nghĩa địa. Hậu quả của chiến tranh đã trút xuống những phận người nơi đây khiến tôi nghẹn ngào...

Ước mơ của cô gái mù trên “điểm nóng da cam” – Sân bay A So

Chiến tranh đã đi qua ngót nửa thế kỷ, nhưng đối với nhiều gia đình sống trên “điểm nóng da cam” A So thì nỗi đau chiến tranh vẫn còn đang đeo bám họ dai dẳng. Trên mảnh đất bị nhiễm chất độc da cam nặng, cây cối ở nhiều nơi không thể mọc cao 3 m. Người dân xã Đông Sơn vẫn ra sức thay đổi số phận, phát triển kinh tế bằng việc trồng rừng phủ xanh đất.
Tuy nhiên, người dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn; bệnh tật bủa vây và hơn nữa, những sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi do người dân làm ra, chỉ có thể “tự cung, tự cấp” vì... bán không ai mua.
Kế hoạch triển khai dự án xử lý đất nhiễm dioxin do Bộ Quốc phòng chủ trì, bắt đầu vào tháng 7 tới, khiến nhiều người dân xã Đông Sơn bừng lên hy vọng về một tương lai hồi sinh mạnh mẽ ở A So. Rời khỏi xã Đông Sơn, cô gái người PaKoh chia sẻ với chúng tôi ước mơ bé bỏng, rằng những đứa con của cô sau này sẽ được sống tốt hơn, lành lặn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.