Bỏ hư hơn thu hoạch
Những ngày sau tết, tại làng rau Bàu Tròn, xã Đại An (H.Đại Lộc, Quảng Nam) nhiều nhà nông mặt mày méo xệch khi bao công sức lẫn đồng vốn chắt chiu đầu tư cho những thửa ruộng đậu cô ve, mướp, khổ qua, giờ phải bỏ cả vì giá rớt thê thảm.
tin liên quan
Nông dân bức xúc vì nông sản bị ép giáCòn ông Tưởng thêm vào: “Giá rứa đó mà chờ đỏ mắt cũng không có người mua, chớ đâu phải rẻ mà có người rước cũng mừng”. Vì vậy, nhiều gia đình không thèm ra ruộng chăm nom mà bỏ mặc cho… trời. Nhiều luống đậu cô ve, khổ qua ở làng rau Bàu Tròn trúng mùa, trái đầy từ gốc tới ngọn vẫn bị bỏ già, vì theo người dân công hái còn cao hơn giá bán thì… hái làm gì cho cực cái thân!
Ở H.Duy Xuyên, H.Thăng Bình, TX.Điện Bàn, TP.Hội An (Quảng Nam) hàng loạt nhà nông cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi các loại rau xà lách, cải, rau mùi, hành, ngò nhờ thời tiết thuận lợi, tươi tốt, được mùa nhưng giá chỉ còn 2.000 - 5.000 đồng/kg, khiến họ bỏ không thèm thu hoạch do giá quá bèo.
|
Liên kết để cùng có lợi
|
Ông Văn Bá Năm, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Duy Xuyên, khẳng định nhà nông thường xuyên gặp phải bài toán khó: “Được mùa mất giá, được giá thì mất mùa”, nên không ít gia đình lao đao. Vì vậy, việc liên kết giữa 3 nhà: nhà nông - doanh nghiệp - nhà nước đang được các huyện ở Quảng Nam tập trung nhằm tìm ra “đáp số” cho bài toán khó nêu trên. “Khó nhất là tìm kiếm doanh nghiệp có tâm, có tầm, có nguồn lực tài chính rõ ràng để giới thiệu, ký kết hợp tác làm ăn, bao tiêu sản phẩm lâu dài cho nông dân. Còn cơ chế, chính sách, kể cả cơ cấu giống, tổ chức lại sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao cũng đã triển khai đến với người nông dân. Vì vậy, chỉ có liên kết mới hy vọng để bà con mình không chết trên chính mảnh đất của mình”, ông Năm chia sẻ về đáp số mà H.Duy Xuyên lẫn tỉnh Quảng Nam đang cố công giải suốt nhiều năm qua.
Bình luận (0)