Giải mã trục nghiêng bí ẩn của Thiên Vương tinh

07/07/2018 15:00 GMT+7

Khí quyển đông lạnh và trục nghiêng bất thường của sao Thiên Vương nhiều khả năng là hậu quả của một vụ đụng độ dữ dội giữa hành tinh này với một thiên thể lớn gấp đôi Trái đất cách đây 4 tỉ năm.

Hành tinh thứ bảy tính từ mặt trời, về cơ bản, đang quay lật ngang. Nó là hành tinh duy nhất trong cả hệ có trục tự quay gần như song song với xích đạo.
Có cấu tạo phần lớn từ khí hydrogen và helium, sao Thiên Vương không có bề mặt rắn và nhiệt độ khí quyển phải thấp xấp xỉ -216oC.
Giờ đây, các nhà khoa học cho rằng tình trạng bất thường của Thiên Vương tinh là hậu quả để lại sau khi hành tinh này tông trúng một ngôi sao hoặc tiểu hành tinh vào thời buổi đầu hình thành, cách đây khoảng 4 tỉ năm, theo Space.com hôm 5.7.
Để rút ra kết luận trên, nhóm thiên văn học của Đại học Durham (Anh) đã tổng hợp một loạt các hình ảnh mô phỏng trên máy tính ở độ phân giải cao, trong nỗ lực lý giải trục nghiêng quá mức đến nỗi khiến hành tinh dường như lăn tròn trong không gian.
Trình bày trên chuyên san Astrophysical, tác giả Jacob Kegerreis cho hay trong khi toàn bộ chứng cứ đều cho thấy một vụ va chạm đã xảy ra, họ vẫn chưa xác định được tình hình thực tế lúc đó là như thế nào.
Nhóm chuyên gia đã phân tích hơn 50 kịch bản khác nhau, và nạp vào siêu máy tính để xem kịch bản nào tạo ra các đặc điểm trên thực tế của sao Thiên Vương như ngày nay, tức đẩy bật hành tinh lật ngửa nhưng không tống được nó khỏi vị trí hiện tại.
“Phát hiện của chúng tôi cho thấy nhiều khả năng Thiên Vương tinh lúc còn non trẻ đã vướng vào một vụ va chạm với một thiên thể có kích thước gấp đôi địa cầu hoặc hơn”, theo tiến sĩ Kegerreis giải thích.
[VIDEO] Ngắm dải ngân hà tuyệt đẹp gần hơn bao giờ hết với công nghệ 3D thực tế ảo
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.