Giải mã vì sao chống tham nhũng quá khó

12/03/2016 08:48 GMT+7

Thiếu tướng công an Phan Anh Minh: ‘Nhiều trường hợp ở thành phố phải hủy án tham nhũng. Tôi phải chấp hành nhưng trong thâm tâm tôi không tin rằng việc hủy đó là đúng, hoặc là có đúng nhưng không tới mức hủy án.’

Thiếu tướng công an Phan Anh Minh: ‘Nhiều trường hợp ở thành phố phải hủy án tham nhũng. Tôi phải chấp hành nhưng trong thâm tâm tôi không tin rằng việc hủy đó là đúng, hoặc là có đúng nhưng không tới mức hủy án.’

Ảnh minh họa: ShutterstockẢnh minh họa: Shutterstock
Câu chuyện xoay quanh phát biểu của hai vị lãnh đạo trong ngành công an và Ban Nội chính Trung ương tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), lãng phí năm 2015 được Thành uỷ TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 8.3 đã gây ấn tượng mạnh với tôi. Bởi đó là sự nhìn nhận, đánh giá thẳng thắn của khi hai ông lý giải vì sao chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu.
Từ những câu chuyện "thâm cung bí sử" phía sau những vụ việc mà TP.HCM chưa làm được trong đấu tranh PCTN, chúng ta có thể hiểu được phần nào cái khó của công tác này.
Trung Quốc: 88 triệu đảng viên, xử lý gần 300 ngàn quan tham/năm
Hôm mới đây, tại phiên họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc( ngày 6.3), Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) thông báo, nước họ đã xử gần 300.000 quan chức trong năm 2015( theo IBTimes). Trong đó, 200.000 đảng viên bị "phạt nhẹ" vì hành vi tham nhũng, 82.000 người khác "bị phạt nặng". CCDI cũng đã gửi 54.000 thư khiển trách tới các quan chức.
Kể từ khi nhậm chức năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi", tập trung vào các quan chức trong Đảng, chính phủ, doanh nghiệp nhà nước và cả quân đội. Và chúng ta cũng thấy, trong số người bị xử lý ở Trung Quốc những năm gần đây, không hề có vùng cấm đối với bất cứ một cán bộ cao cấp nào. Một khi phạm tội tham nhũng thì đều bị lôi ra ánh sáng và xử lý rất quyết liệt.
Việt Nam với 4,4 triệu đảng viên thì sao?
Chúng ta cũng không thể lấy phép tính số học thuần tuý kiểu như quy tỷ lệ đảng viên của Trung Quốc là bao nhiêu % trong tổng số đảng viên của Đảng mà họ đã xử lý để rồi có một con số nào đấy làm mốc so sánh. Song, về mặt lý trí và cả cảm nhận riêng mình, tôi nghĩ rằng chúng ta chưa làm mạnh tay bằng Trung Quốc.
Trong một tổng kết năm 2015 của Uỷ ban Kiểm tra tỉnh uỷ Tây Ninh, tỉnh này đã kỷ luật khiển trách 62 người, cảnh cáo 33 người, khai trừ 3 người, cách chức 2 người và đình chỉ sinh hoạt Đảng 8 người.Nhưng có liên quan đến tham nhũng thì chỉ có... 5 người bị xử lý (!).
Chỉ một con số và ở một địa phương như vậy thôi là đủ hiểu tổng con số trên toàn quốc sẽ ở mức nào ?
Lời nói thật của vị tướng bản lĩnh
“Chúng ta thường phát hiện chậm, hành vi xảy ra 3 năm thậm chí 10 năm mà hệ quả là thu hồi tài sản rất thấp vì lúc đó việc tẩu tán tiêu thụ gần như đã hoàn thành. Do đó tôi tán thành rằng chống tham nhũng “chưa đạt yêu cầu” – ông Minh cho biết.
Nếu như chúng ta được nghe thiếu tướng Phan Anh Minh, phó Giám đốc Công an TP HCM, phân tích vì sao pháp luật hiện hành của ta chưa tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng đấu tranh với tội phạm tham nhũng thì sẽ vỡ vạc khá nhiều. Ông không hề dấu diếm: “Về phát hiện tham nhũng, theo tôi không thể nói là phát hiện ít hay nhiều vì sự đánh giá đó đều là cảm tính, phỏng đoán. Bởi bản chất án tham nhũng là án tiềm ẩn nên đến khi kết luận mới có. Ngay cả đến khi cơ quan điều tra đã khởi tố thì với những nghi vấn, ta cũng chỉ kết luận được khoảng 50%. Những vụ án nào kết luận được 80% thì đã được coi là thành công vượt mong đợi” - ông Minh nói.
Theo thiếu tướng Minh, qua những việc phát hiện và thực tế đã xử lý thì có thể khẳng định, với án tham nhũng, vụ sau phát hiện thiệt hại thường lớn hơn vụ trước, thậm chí là lớn hơn rất nhiều.
“Chúng ta thường phát hiện chậm, hành vi xảy ra 3 năm thậm chí 10 năm mà hệ quả là thu hồi tài sản rất thấp vì lúc đó việc tẩu tán tiêu thụ gần như đã hoàn thành. Do đó tôi tán thành rằng chống tham nhũng “chưa đạt yêu cầu” – ông Minh cho biết.
Từ đó, tướng Minh cho rằng hiện nay các quy định, biện pháp như công khai minh bạch hay xây dựng, hoàn chỉnh các quy trình, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ… vẫn chưa đủ để ngăn ngừa được tham nhũng.
Ông Lê Minh Trí - phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, khi phát biểu tại cuộc họp cũng thật lòng: “PCTN là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, bởi vì chỉ có cán bộ đảng viên tham nhũng chứ dân thường không tham nhũng. Nếu chúng ta xây dựng đảng trong sạch vững mạnh, gương mẫu trách nhiệm thì cơ bản cũng là cái nền cho PCTN. Việc lớn nhất là lòng tin của dân đối với chúng ta. Chúng ta phải làm tốt điều này thì dân còn tin Đảng, đi theo Đảng và như vậy, chế độ chúng ta mới còn”.
 “Tôi cho rằng tình hình tài chính, ngân hàng của thành phố cũng đang tiềm ẩn một số vụ án mà có thể khởi tố được rồi, vấn đề là còn lượng giá xem tác động của nó với khủng hoảng dây chuyền tài chính tiền tệ nữa”...
Phó trưởng Ban Nội chính cũng cho rằng để PCTN tốt thì không thể chỉ một cơ quan tham gia mà đòi hỏi phải có sự đồng bộ của nhiều cơ quan. Theo ông, trước hết phải đồng bộ hệ thống thể chế, pháp luật, đặc biệt là những ngành liên quan đến lợi ích nhóm. Nếu một bên chống mà một bên luật lệ lỏng lẻo thì không thể làm được.
Đề cập đến những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng trong năm tới, tướng Minh xếp lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa lên đầu tiên. “Hiện nay 50% các vụ án buôn lậu phát hiện tại TP có bóng dáng của nhân viên Hải quan dính đến tiêu cực, thông đồng” – ông Minh cho biết. Ông cũng nhận định rằng, ngay cả trong việc chuyển giá cũng đều phải có sự móc nối thông qua hải quan, trong khi đó chính sách quản lý hiện nay khiến cho nhân viên có ý tiêu cực có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện hành vi.”
Lĩnh vực được tướng Minh xếp thứ hai là ngân hàng, tài chính và cho thuê tài chính. Phó giám đốc CATP thẳng thắn: “Tôi cho rằng tình hình tài chính, ngân hàng của thành phố cũng đang tiềm ẩn một số vụ án mà có thể khởi tố được rồi, vấn đề là còn lượng giá xem tác động của nó với khủng hoảng dây chuyền tài chính tiền tệ nữa”...
Về vấn đề xử lý, tướng Minh cho rằng dù TP đã đưa ra xét xử nhiều án lớn nhưng không thể tự hào về kết quả này được. Theo ông Minh, lý do là vì Luật PCTN chỉ có điều chỉnh trong lĩnh vực phòng ngừa và xử lý hành chính, còn chống tham nhũng lại “là chuyện của Luật Tố tụng hình sự”.
“Trong các loại án mà chúng ta đã điều tra bổ sung, hủy, cải, sửa thì án tham nhũng là đứng đầu, thậm chí có vụ bị điều tra bổ sung tới ba, bốn lần. Tỷ lệ trả hồ sơ án tham nhũng là 1 vụ trả 2,5 lần, tỷ lệ hủy cũng rất nhiều...” – ông Minh cho biết như vậy và nói : “Nhiều trường hợp ở TP phải hủy án, trong thâm tâm tôi phải chấp hành nhưng tôi không tin rằng cái hủy đó là đúng, hoặc là có đúng nhưng mà không tới mức hủy án”.
Có lẽ tôi không cần bình luận gì thêm mà chỉ xin phép đưa lại lời của tướng Anh Minh như sau: “Tôi cũng xin lý giải thêm vì Ban Nội chính Trung ương yêu cầu Công an TP giải trình là tại sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít, tôi đã nói thẳng không phải là ít mà là không có. Lý do là vì CATP cũng phải chấp hành Chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên”.
Phải chăng, đây chính là nút thắt mà chúng ta đang tự làm khó chính mình trong cuộc đấu tranh PCTN hiện nay?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.