'Giải oan' cho mì ăn liền

05/08/2019 07:00 GMT+7

Sỏi thận, ung thư, bệnh gan, nóng trong người, tăng cholesterol… những bệnh gì xấu nhất, nguy hiểm nhất đều bị quy chụp nguyên nhân là do mì ăn liền.

Điều  đó khiến mì ăn liền - món ăn quen thuộc, phổ biến này trở nên nguy hiểm trong mắt người tiêu dùng làm mọi người hoang mang, lo lắng.
Để tiện cho việc cập nhật những thông tin chính xác và thiết thực, chuyên mục Sống Xanh xin chia sẻ cùng bạn 4 điều cần biết về mì ăn liền sau đây để trở thành một người tiêu dùng thông thái và không bị “nhiễu loạn” giữa muôn vàn tin đồn không đáng tin cậy.

Mì ăn liền và ung thư không liên quan

Phải khẳng định, bất cứ thực phẩm nào có thương hiệu được lưu hành trên thị trường đều phải đảm bảo và đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định. Và mì ăn liền không phải là một ngoại lệ.
Chưa hề có một nghiên cứu khoa học nào trên thế giới đủ tin cậy để khẳng định mì ăn liền gây ung thư, hay gây nguy hại cho sức khỏe. Mì ăn liền và ung thư không hề liên quan tới nhau. Cũng như tin đồn ăn mì ăn liền sẽ khiến gan phải thải độc 32 ngày là hoàn toàn vô căn cứ.

Không có chuyện gây ra sỏi thận

Nhiều thông tin cho rằng mì ăn liền chứa nhiều acid oxalic nên gây sỏi thận. Điều này không chính xác. Acid oxalic có 2 loại, một là tự nhiên, hai là nhân tạo. Trong tự nhiên, acid oxalic có sẵn trong các loại thực phẩm như bột lúa mì, ngò tây, cà rốt, trà… Chúng ta biết rằng, thành phần nguyên liệu chính để làm ra mì ăn liền, đó là bột lúa mì và rau củ, do đó sẽ có chứa sẵn acid oxalic tự nhiên với một hàm lượng rất thấp và hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe như nhiều người vẫn nhầm tưởng.
Acid oxalic nhân tạo thường được dùng để tẩy trắng thực phẩm, nhưng bản chất bột mì tự nhiên đã có màu trắng, để kích thích vị giác hơn, một số nhà sản xuất đã sử dụng chiết xuất từ củ nghệ tươi để tạo nên màu vàng của sợi mì, nên không lý do gì cần phải tẩy trắng. Tại Acecook Việt Nam, luôn có đội ngũ những chuyên gia có nhiệm vụ không chỉ nghiên cứu các nguyên liệu, quy trình sản xuất, thành phẩm mì ăn liền có hương vị hấp dẫn, thơm ngon mà còn phải đặc biệt chú trọng tới việc sản phẩm này phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Cứ nóng trong người là đổ cho ăn mì ăn liền!

Nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là ăn đủ 4 nhóm chất: bột đường, chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin. Nếu bạn chỉ ăn một loại trong nhóm trên sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ xảy ra các vấn đề về sức khỏe, nóng hay nổi mụn…

Tuy nhiên, những chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, không có một loại thực phẩm nào là tốt nhất và càng không thể là duy nhất để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Vì nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người khác nhau và tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, công việc và tình trạng sinh lý nên cần kết hợp nhiều nhóm và nhiều loại thực phẩm khác nhau để cân bằng dinh dưỡng và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra, trung bình một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa 40 g - 50g chất bột đường, 13g - 17g chất béo và thường không ít hơn 6,8 g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300 - 350 Kcal (tương đương 15% - 17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành). Bên cạnh đó, rau củ sấy khô trong gói mì cũng sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Khi ăn mì ăn liền, bạn có thể bổ sung thêm các loại rau xanh như xà lách xoong, nấm rơm, rau thơm, cải xanh… cùng hải sản như tôm, mực, cua, cá; trứng để tô mì thêm ngon miệng, cảm quan hấp dẫn và bổ dưỡng.

Có phải mì ăn liền chứa nhiều trans fat?

Trans fat (hay còn được gọi là chất béo chuyển hóa) chính là một dạng chất béo không bão hòa, thường phát sinh trong quá trình xử lý dầu thực vật ở nhiệt độ cao và hydrogen hóa dầu thực vật trong công nghiệp chế biến. Trong tự nhiên, trans fat cũng xuất hiện ở sữa mẹ, thịt, sữa và chế phẩm từ sữa. Nhiều người cho rằng trong mì ăn liền có nhiều trans fat, nếu ăn sẽ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch.
Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, các công ty dầu thực vật sử dụng công nghệ tách lọc tự nhiên bằng phương pháp làm lạnh gián tiếp. Cách làm này hạn chế tối đa phát sinh trans fat trong dầu và giúp sản phẩm sau chiên hầu như không có trans fat.
Còn trong sản xuất mì ăn liền, tại các nhà máy của Acecook Việt Nam, dầu trước khi đưa vào sử dụng để chiên mì được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước nóng (tương tự chưng cách thủy) thông qua bồn trao đổi nhiệt. Sau đó, dầu được đưa vào hệ thống chảo chiên hiện đại, có lắp đặt các đồng hồ đo nhiệt độ để duy trì nhiệt độ dầu ổn định. Đồng thời, trong suốt quá trình chiên, dầu hao hụt bao nhiêu luôn được bổ sung mới bấy nhiêu một cách liên tục, đều đặn bằng hệ thống tự động giúp đảm bảo dầu bên trong chảo luôn ổn định về chất lượng lẫn số lượng và kiểm soát chỉ số ô xy hóa của dầu đảm bảo theo quy định của Cơ quan Nhà nước. Nhờ vậy, sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam có chỉ số trans fat trong ở mức rất thấp, dao động chỉ từ 0,01 - 0,04 gr/sản phẩm, đạt tiêu chuẩn 0 gram trans fat theo quy định của FDA (Food and Drug Admistration - Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ). Theo đó, nếu sản phẩm có chứa dưới 0,5 gram trans fat/ khẩu phần ăn thì được phép công bố “0 gram trans fat”.

acecook - quy trình sản xuất mì ăn liền (vietsub - cut)

Tiêu dùng thông thái, cũng là tiêu dùng “xanh”
Theo thống kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), năm 2018, VN là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về tiêu thụ mì ăn liền với 5,2 tỉ gói/ly mì/năm. Món ăn được ra đời từ thập niên 50, thế kỷ 20 từ Nhật Bản đã trở thành người bạn thân thiết của người Việt, đủ lứa tuổi, ngành nghề… Tuy nhiên, chính những thông tin thất thiệt về tác hại của mì ăn liền khiến người tiêu dùng hoang mang. Hiểu biết chính xác về những thực phẩm gần gũi, tiện lợi trong cuộc sống ngày thường, để có cách ăn uống khoa học, không lãng phí thực phẩm, cũng là một cách tiêu dùng thông thái - tiêu dùng xanh mà nhiều người nội trợ nên học hỏi và quan tâm! 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.