Ông Phạm Lâm dẫn chứng số liệu thống kê về nguồn cung và giao dịch bất động sản tại TP.HCM và vùng phụ cận sụt giảm "thê thảm". Theo đó, nguồn cung quý 1/2023 giảm mạnh khi đất nền TP.HCM và phụ cận chỉ có khoảng 400 sản phẩm, nhưng tiêu thụ chỉ 78 sản phẩm, giảm đến gần 80% so với cùng kỳ năm 2022 và tập trung chủ yếu vào sản phẩm pháp lý hoàn chỉnh, an toàn. Nguồn cung và số lượng giao dịch hạn chế dù các doanh nghiệp đưa ra nhiều chương trình chiết khấu, giảm giá, thanh toán chậm. Thậm chí có dự án chiết khấu, giảm giá đến 40% nhưng cũng khó bán hàng.
Tiến sĩ kinh tế Huỳnh Thanh Điền: ‘Phải đánh thuế đầu cơ bất động sản’
Trong khi đó, hiện nay thị trường đang lệch pha cung cầu khi nguồn cung nhà ở xã hội và nhà bình dân ít, thậm chí tuyệt chủng. Đối với thị trường bất động sản du lịch cũng không ngoại lệ khi giao dịch gần như "đóng băng". Dù mục tiêu đề ra trong năm 2022 tăng trưởng khách quốc tế khoảng 8 triệu du khách nhưng chỉ đạt gần 4 triệu.
Liên quan đến lĩnh vực môi giới bất động sản, nếu như lúc thị trường nhộn nhịp nhất, khi nhà nhà làm môi giới thi số lượng môi giới lên đến 300.000 người, trong đó TP.HCM chiếm 1/3. Nhưng đến nay còn khoảng 1/5 hoạt động môi giới và hoạt động không ổn định. Điều này khiến người mua và người bán sẽ khó gặp nhau. Điển hình như tại Tập đoàn DKRA dù đã rất cố gắng giữ chân nhân viên, nhưng từ 1.000 nhân sự giờ còn 600 môi giới.
Hiện nay, vấn đề quan trọng nhất là củng cố niềm tin cho bên mua. Trước đây, có gói 30.000 tỉ đồng đã ngay lập tức rõ ràng, rất đơn giản và lãi suất thấp nên khi đó đã kích hoạt phân khúc nhà ở xã hội và lan tỏa ra cả thị trường bất động sản hồi phục nhanh chóng. Trong khi đó, hiện nay Ngân hàng nhà nước đang "tung" gói 120.000 tỉ đồng nhưng không ăn thua vì lãi suất còn cao so với thu nhập của người dân đang giảm sút thê thảm.
Chính vì vậy, cần giảm lãi suất về mức 5 - 6% cho cả nhà ở xã hội và nhà thương mại như trước để "kéo" người dân tham gia thị trường. Nếu làm được điều này sẽ thúc đẩy người mua tham gia thị trường.
Chuyên gia kinh tế Trần Du lịch: ‘Hết quý 1 thị trường bất động sản ấm dần’
"Hiện hàng tồn kho rất nhiều, nhiều dự án đủ điều kiện bán hàng nhưng không bán được bởi người mua mất niềm tin. Do vậy, cần làm sao để khách hàng tiếp cận được vốn vay với lãi suất thấp, giúp thị trường vận động, nhất là kích cầu tiêu dùng Cần gói tín dụng tiếp cận cụ thể đến khách hàng mới khơi thông được thị trường. Ngoài ra cần có chính sách để các doanh nghiệp hiện đang tồn tại phát triển bền vững, bởi đây là những doanh nghiệp có năng lực", ông Phạm Lâm đề xuất.
Bình luận (0)