Giám sát, xét nghiệm tất cả các ca bệnh viêm phổi, cúm để phòng H7N9

09/04/2013 21:50 GMT+7

(TNO) "Phải giám sát, lấy xét nghiệm tất cả các ca bệnh viêm phổi, cúm hiện đang nằm viện và sắp tới để phòng, kiểm soát bệnh cúm A/H7N9", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chỉ đạo các bệnh viện.

• Sẽ ban hành phát đồ điều trị cúm A/H7N9

(TNO) "Phải giám sát, lấy xét nghiệm tất cả ca bệnh viêm phổi, cúm hiện đang nằm viện và sắp tới để phòng, kiểm soát bệnh cúm A/H7N9", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chỉ đạo các bệnh viện.

>> H7N9 tiếp tục diễn biến phức tạp
>> Thêm người nhiễm ­vi rút H7N9
>> Lo ngại cúm H7N9 lây lan rộng
>> Đà Nẵng chuẩn bị chống dịch cúm H7N9
>> Chuyên gia lo ngại xét nghiệm H7N9 không chính xác

Chiều nay (9.4), Bộ Y tế đã làm việc với sân bay Tân Sơn Nhất và các bệnh viện tại TP.HCM về công tác phòng chống và đối phó với cúm A/H7N9.

Trong đó, theo ý kiến của ông Long, các ca bệnh viêm phổi, cúm phải được làm xét nghiệm phân loại cúm H3N1, H5N1, H1N1. Nếu tất cả các kết quả đều âm tính thì sẽ được làm tiếp xét nghiệm H7N9.   

Giám sát tất cả hành khách nhập cảnh

Ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế, cho biết: Sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) trung bình mỗi ngày có khoảng 100 chuyến bay từ nước ngoài đến. Số lượng hành khách nhập cảnh dao động từ 10.000-15.000 người/ngày. Phần lớn các chuyến bay đến sân bay Tân Sơn Nhất không đậu lại lâu, mà chỉ lưu lại khoảng 1 giờ.

Sân bay Tân Sơn Nhất đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm A/H7N9.

 
Máy đo thân nhiệt hồng ngoại đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất giám sát thân nhiệt của hành khách nhập cảnh từ xa - Ảnh: Nguyên Mi

Hiện tại, sân bay đã trang bị ba máy giám sát thân nhiệt hồng ngoại, 50 máy đo nhiệt độ tai và nách. Tất cả hành khách nhập cảnh, đặc biệt là hành khách từ Trung Quốc và các nước đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận có người mắc cúm A/H7N9, đều được giám sát chặt chẽ thân nhiệt.

Đồng thời, Sân bay Tân Sơn Nhất cũng chuẩn bị trang thiết bị, quần áo chống dịch, khẩu trang y tế, hóa chất khử trùng ga. Hai xe cứu thương chuyên dùng của y tế sân bay và xe vận chuyển phương tiện, hóa chất xử lý máy bay, ô tô cũng túc trực tại sân bay 24/24 để vận chuyển cách ly và xử lý khử khuẩn khi có ca bệnh.

Tuy nhiên, theo ông Sáu, khó khăn trong việc phát hiện, cách ly người mắc bệnh để ngăn chặn cúm A/H7N9 xâm nhập vào VN ngay tại cửa khẩu là các máy đo thân nhiệt chỉ phát hiện được bệnh nhân sốt, còn người trong giai đoạn ủ bệnh, chưa có triệu chứng sốt thì hoàn toàn không phát hiện được.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, sắp tới những người nhập cảnh từ Trung Quốc hay các vùng đã có cúm A/H7N9 sẽ phải làm tờ khai tại sân bay.

"Phải không để cúm A/H7N9 vào Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định mục tiêu.

Qua đó, bà Tiến chỉ đạo tăng cường giám sát y tế tại các cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ và cả đường thủy. Bộ Y tế sẽ tiếp tục có các đoàn làm việc về kiểm soát dịch tái các cửa khẩu đường bộ và đường thủy

“Việc phòng chống cứu A/H7N9 vào VN ngoài ngành y tế, cần sự phối hợp của các sở, ngành khác là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương, Công an (đặc biệt là cảnh sát môi trường) và cả Bộ Quốc phòng trong việc triển khai bộ đội biên phòng giám sát, kiểm dịch biên giới đường bộ”, bà Tiến nói.

Bộ Y tế đồng thời cũng yêu cầu các địa phương giám sát các ca sốt tại địa phương và phải có báo cáo hằng ngày.

Các bệnh viện sẵn sàng đối phó với dịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) được giao nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân nghi ngờ cúm A/H7N9 do các cơ sở y tế, kiểm dịch quốc tế chuyển đến cho cả phía Nam.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, cho biết phòng khám hô hấp tại Khoa khám bệnh của bệnh viện đảm bảo quy trình một chiều từ khi tiếp nhận đến khi vào khoa cách ly, tuyệt đối trách lây lan bệnh.

 
Khu vực cách ly được chuẩn bị sẵn sàng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: Nguyên Mi

Hai khoa hồi sức cấp cứu người lớn và trẻ em đều có phòng cách ly, hoạt động ổn định, hệ thống máy thở, màn hình theo dõi, lọc máu.

Bệnh viện đã sắp xếp 50 giường nội trú phụ trách tiếp nhận, điều trị cách ly bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9. Đặc biệt, phòng cách ly áp lực âm tốt đảm bảo cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm chủng cúm mới.

Đồng thời, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cũng có vai trò dự trữ và phân phối thuốc taminflu điều trị cúm cho các cơ sở y tế khác cũng như cùng với Viện Pasteur TP.HCM thực hiện các xét nghiệm cúm A/H7N9.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) đảm nhận điều trị cho bệnh nhi mắc hoặc nghi ngờ mắc cúm A/H7N9.  

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết Khoa Nhiễm của bệnh viện có phòng cách ly với 8 giường. Tuy nhiên, nếu quy mô bệnh lớn hơn, bệnh viện có thể mở rộng lên tối đa 120 giường cách ly.

Trong khi đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) đã chuẩn bị chỉ tiêu 30 giường cách ly.

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) cũng được huy động hỗ trợ điều trị cúm A/H7N9 trong trường hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới quá tải.

 
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (áo trắng) và Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê kiểm tra trang thiết bị theo dõi điều trị trong phòng cách ly Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: Nguyên Mi

Trong gia đoạn đầu, Viện Pasteur TP.HCM được ủy nhiệm của Bộ Y tế là đơn vị xét nghiệm và khẳng định kết quả cúm A/H7N9 sau cùng của cả phía Nam. Theo bác sĩ Lê Hoàng San, Phó giám đốc Viện Pasteur TP.HCM, kết quả xét nghiệm có chậm nhất là sau ba ngày. Bác sĩ San cũng đề xuất là để tiết kiệm thời gian chờ kết quả xét nghiệm, các bệnh viện có khả năng xét nghiệm nên tự làm song song với Viện Pasteur để cùng có kết luận chứ không cần chờ đến kết quả cuối cùng của Viện Pasteur.

Bộ Y tế sẽ đưa ra phác đồ điều trị trong tuần nay. Cuối tuần, các tỉnh phía Bắc sẽ được tập huấn điều trị cúm A/H7N9. Sau đó là đến các cơ sở y tế ở phía Nam.

Cúm A/H7N9 lần đầu tiên được phát hiện nên gây không ít lo ngại. Một lo ngại khác là qua xét nghiệm 700 mẫu gia cầm được cho là nguồn lây tại vùng bệnh ở Trung Quốc thì chỉ có 20 mẫu dương tính. Đặc biệt, không xuất hiện dịch trên gia cầm, gia cầm nhiễm virus không chết nhưng người nhiễm lại tử vong”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.

Ông Long cung cấp thông tin, theo báo cáo của các tổ chức y tế Trung Quốc và Quốc tế, trong các trường hợp được giám sát cúm A/H7N9, có một trường hợp có tiếp xúc gần với người bệnh, cũng đang có biểu hiện bệnh. Tuy nhiên WHO chưa khẳng định virus lây từ người sang người.

Nguyên Mi

>> Sĩ quan Trung Quốc tố Mỹ tạo ra virus cúm H7N9
>> Trung Quốc phát hiện H7N9 có trong gà, chim cút
>> Thượng Hải tăng cường giám sát sau vụ tử vong vì cúm gia cầm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.