Còn giá dầu Brent giao vào tháng 1.2018 trên thị trường London (Anh) đã tăng 65 cent lên mức 62,01 USD/thùng. Như vậy, sau một số phiên đảo chiều, giảm giá thì nay giá dầu đã tăng lên lại. Dù mức tăng vẫn chưa vượt quá cao điểm hồi đầu tháng 11.
Không khó hiểu trước diễn biến giá tăng như trên, bởi trước hết là tình hình chính trị nội bộ của Ả Rập Xê Út đang càng trở nên phức tạp và gây ảnh hưởng lên cả khu vùng Vịnh. Thêm vào đó, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út Khalid Al-Falih cho rằng Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu (OPEC) và các nước đồng minh trong cuộc họp cuối tháng 11 này, sẽ chính thức công bố tiếp tục mở rộng chương trình cắt giảm sản lượng.
Vốn dĩ, chương trình cắt giảm sản lượng sẽ hết hạn vào đầu năm. Tuy nhiên, Ả Rập Xê Út dẫn đầu các nước trong OPEC muốn tiếp tục cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên cao. Nga, một trong những nước có sản lượng khai thác dầu hàng đầu thế giới, cũng ủng hộ Ả Rập Xê Út. Trong khi đó, dù chưa đưa ra phản ứng chính thức nhưng Mỹ đã âm thầm nâng sản lượng khai thác dầu đá phiến và đã góp phần hạ giá dầu đáng kể hồi tuần trước. Brazil, nước xuất khẩu dầu lớn hàng đầu thế giới nếu không tính OPEC, thì lên tiếng không ủng hộ kế hoạch của Ả Rập Xê Út và OPEC. Trong bối cảnh này, giá dầu chắc chắn còn giằng co cho đến khi các bên tìm được sự đồng thuận nhất định.
tin liên quan
Khi dầu bị 'làm giá'Việc dầu tăng giá hiện nay là hậu quả của cuộc phối hợp 'làm giá' giữa một số nước.
Bình luận (0)