Tôi là một nhà giáo. Ước mơ của một nhà giáo về nền giáo dục nước nhà những năm cuối của thập niên thứ hai thế kỷ 21 là gì?
Một nền giáo dục dành cho mọi người
Con trẻ chúng ta học được gì từ nền giáo dục Việt Nam những năm sau đổi mới? Ước mơ của thế hệ chúng tôi là cần có một nền giáo dục mà cơ hội học tập của mọi người như nhau. Xã hội ngày nay có nhiều chuyển biến, thu nhập giữa nhóm giàu và nghèo trong thế giới hiện đại, cái mà người ta gọi là cuộc cách mạng 4.0 càng làm cho sự giãn cách trong thu nhập giàu - nghèo càng tăng. Không có khả năng giảm thiểu sự cách biệt giàu nghèo thì mong chính sách xã hội về giáo dục, trong đó có công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người là như nhau.
Tôi đã từng thấy những bà mẹ đưa con đến trường đại học tần ngần đứng trước ngân hàng khi đóng học phí cho con. Tôi cũng đã từng được nghe câu hỏi của nhiều phụ huynh khi con họ không thể vào học các ngành được gọi là "đào tạo chất lượng cao" với học phí bằng 400% so với học phí của các trường đại học công. Vì sao vậy? Vì chúng ta chưa tạo dựng được cơ hội cho tất cả mọi người, trong đó người nghèo có cơ hội tiếp cận giáo dục như nhau.
Một đứa trẻ được đưa ra nước ngoài khi còn quá nhỏ sẽ quên đi tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ vẫn không mất đi hắn. Bé sẽ có khả năng tiềm ẩn học loại ngôn ngữ đó.
Thời gian này, nhiều người nhắc đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ai cũng hiểu, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã biến trái đất của chúng ta trở thành một ngôi làng. Không có một khu vực nào trên trái đất lại là một lãnh địa riêng biệt, bất khả xâm phạm. Cách mạng công nghiệp 4.0 với những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực: internet, mạng xã hội, dữ liệu khổng lồ, di động, trí khôn nhân tạo và robot đã tạo ra những thay đổi vô cùng lớn trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, làm thay đổi tận gốc rễ cuộc sống. Giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động này nhanh hơn cả bởi giáo dục là người làm cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhanh chóng đi vào cuộc sống và cũng chính nó cũng sẽ tạo ra những phiên bản mới của các cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo. Giáo dục là nơi tạo ra tài năng, mà tài năng trong và sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là yếu tố quyết định thay cho nguồn vốn vật chất khác - yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội hiện đại.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm giảm chi phí trong giáo dục, nhưng quan trọng hơn là nó làm cho cơ hội tiếp cận với giáo dục của các tầng lớp có thu nhập khác nhau là gần như nhau.
Mặc dù chỉ mới 16 tuổi nhưng học sinh trung học Mohammed Ali ở Anh đã sở hữu ý tưởng kinh doanh được các nhà đầu tư Mỹ trả giá lên đến 6,3 triệu USD. Đây thực sự là khởi đầu đầy tuyệt vời của chàng trai trẻ.
Người học hoàn toàn quyết định
Thử nghĩ xem, trước đây, muốn lấy bằng cấp của các đại học nước ngoài, hàng trăm ngàn sinh viên Việt Nam phải ra nước ngoài để học tập. Nay, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mọi người có thể học hỏi mọi lúc mọi nơi. Trường học cũng sẽ khác, từ các giảng đường với cả trăm sinh viên đến các lớp học vài người sẽ được tổ chức khác. Cũng vẫn có thể là hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người theo học nhưng việc học tập sẽ không còn diễn ra cùng một lúc, cùng một chỗ. Chi phí cho giáo dục, nhất là chi phí cho việc tập trung về một địa điểm để học tập sẽ giảm đi nhiều, nhưng điều quan trọng hơn là người học hoàn toàn có thể quyết định được mình sẽ học cái gì và học trong bao lâu. Nếu các trường đại học Việt Nam không bắt kịp nhịp độ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, họ sẽ làm chậm đi sự phát triển của đất nước.
Học sinh vùng xa ở Bến Tre tìm hiểu về robot Ảnh: Hữu Thuận
Nếu như trước kia, những sinh viên/học sinh được theo học thầy/cô giỏi là không nhiều, thì nay, họ có thể lựa chọn thầy/cô giỏi nhờ sự tiến bộ của truyền thông, của internet, mạng xã hội. Tôi thấy trên trang facebook cá nhân của một số giảng viên đại học, giáo viên phổ thông đã xuất hiện những bài học mà bất cứ người nào muốn tiếp cận đều được. Nếu tất cả các thầy cô trong các trường sư phạm đã sẵn sàng, học sinh/sinh viên của chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận với giáo dục một cách tốt nhất.
Sau khi báo Thanh Niên phản ánh, 26 giáo viên và nhân viên Trường tiểu học Lê Mạnh Trinh ở Thanh Hóa đã nhận được tiền lương tháng 1.2017 và quà tết.
Tất nhiên, cuộc cách mạng 4.0 cũng không chỉ toàn là màu hồng. Có thể, nhiều thầy cô sẽ không còn làm trong lĩnh vực giáo dục, ít nhất là không xuất hiện trên các màn hình từ điện thoại, máy tính bảng, ti vi... để giảng bài. Nhưng tôi chắc, chúng tôi, những thế hệ giáo viên hiện nay cũng sẵn sàng cùng các bạn học sinh/sinh viên sống trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vì chúng ta biết, dân tộc chúng ta chỉ cường thịnh khi chúng ta biết nhìn về tương lai.
Từng trải nghiệm nhiều công việc khác nhau: thời trang, bất động sản, nhân sự..., thế nhưng, Nguyễn Trần Phi Yến lại quyết định gắn bó với nghề sư phạm.
Bình luận (0)