Vị giám khảo này cho biết: "Tôi chấm vòng một được 8,25 điểm, đến khi giám khảo hai cũng chấm bài thi đó nhưng chỉ được 4,5 điểm mà thôi. Bài chấm lệch điểm nên phải chấm kiểm tra lại thì giám khảo thứ ba chấm 8,5 điểm. Như vậy, cao hơn mức điểm của giám khảo hai đến... 4 điểm". Đây không phải là trường hợp cá biệt. Sự lệch điểm giữa 2 giám khảo trên mức cho phép rất phổ biến, thường xuyên. Thậm chí nhiều giám khảo chấm thiếu chuẩn lặp đi lặp lại nhiều lần. Vấn đề là hội đồng chấm không có biện pháp gì mà chỉ bị nhắc nhở rồi thôi. “Dĩ hòa vi quý mà!”, một giám khảo nói.
tin liên quan
Câu chuyện giáo dục: Chúng ta đang bỏ rơi con em?Các bậc làm cha mẹ hiện nay có con học phổ thông phần lớn có tâm lý phó mặc việc dạy dỗ, giáo dục cho thầy cô giáo. Còn nghĩa vụ của cha mẹ là chu cấp đầy đủ cho con học.
Có thể nói, trước khi kỳ thi diễn ra, năm nào cũng thế, cái lo nhiều nhất của xã hội là thiếu công bằng trong khâu coi thi và chấm thi. Bộ GD-ĐT cũng đã ý thức rất rõ điều này, cho nên đã có nhiều giải pháp tích cực để khắc phục, hạn chế. Nhưng sự can thiệp đó của Bộ khó có hiệu quả nếu hội đồng chấm làm việc không cứng rắn, thiếu kiên quyết, cứ “chín bỏ làm mười”, “dĩ hòa vi quý”...
Trước đây, chúng tôi đã rất hoan nghênh động thái tích cực của lãnh đạo một hội đồng chấm khi yêu cầu một vị giám khảo ngưng chấm, do vị này có nhiều bài chấm lệch điểm ở xấp thứ ba.
tin liên quan
Câu chuyện giáo dục: Khi giáo viên trở thành 'đại lý' bảo hiểm!Giáo viên chủ nhiệm ngoài việc phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ
của một giáo viên bình thường còn phải kiêm rất nhiều vai trò khác nhau
nên chịu rất nhiều áp lực.
Chính vì "dĩ hòa vi quý" mà khi thống nhất điểm không thấy có sự tranh luận, phản biện giữa các giám khảo để bảo vệ cho quan điểm chấm của mình. Cũng vì "dĩ hòa vi quý" mà số bài chấm giữa các giám khảo trong một phòng chấm chênh lệch nhau quá lớn. Nhiều giám khảo có tổng số bài chấm sau cả đợt nhiều đến mức mà ngay cả những giám khảo chấm chuyên nghiệp cũng không thể tin nổi. Thế nhưng không thấy hội đồng chấm khống chế về số bài chấm bao nhiêu cho mỗi giám khảo trong từng buổi, từng ngày và cả đợt.
tin liên quan
Xem điểm thi THPT quốc gia 2016 trên Thanh Niên OnlineChậm nhất ngày 20.7 các cụm thi phải chấm thi xong, sau đó gửi kết quả về Bộ GD-ĐT để đối sánh dữ liệu hoàn thiện chuẩn cơ sở dữ liệu chung trong cả nước và giao lại các cụm thi để công bố kết quả.
Chấm thi là việc liên quan đến sự công bằng, lợi ích của thí sinh, vì thế chớ nên "dĩ hòa vi quý".
Bình luận (0)