Hiện nay mỗi tuần có ít nhất 2 - 3 buổi họp giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT với thành viên ban soạn thảo từ cuối giờ chiều cho tới 10 - 11 giờ đêm...
Sẽ ban hành chương trình tổng thể đầu năm 2017
GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thường trực Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK), cho biết: Theo yêu cầu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, sẽ phải làm hết sức để chương trình tổng thể có thể ban hành trong thời gian sớm nhất. Dự kiến trong quý 1/2017 sẽ hoàn thiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. "Tuy nhiên, quan điểm chỉ đạo của Bộ trưởng là không vì lo chậm tiến độ mà ảnh hưởng tới chất lượng của chương trình. Nếu đạt được thời gian dự kiến là điều lý tưởng, nhưng vấn đề ưu tiên hàng đầu vẫn phải là có một bộ chương trình khung thật tốt", GS Báo nói.
tin liên quan
Học sinh được chọn trường, môn học và giáo viên?Bộ GD-ĐT đang gấp rút thực hiện chương trình - sách giáo khoa mới để thay thế chương trình phổ thông hiện hành với định hướng chuyển mạnh từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, xây dựng nền giáo dục mở, thực học...
PGS Đỗ Ngọc Thống, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, thường trực đề án cho biết một số yêu cầu và định hướng quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu tích hợp mạnh mẽ (nhất là với cấp tiểu học và THCS) trong chương trình và SGK theo 2 hướng: tích hợp các nội dung trong môn học và các nội dung liên môn, xuyên môn nhằm tránh chồng chéo về nội dung và góp phần củng cố lẫn nhau trong quá trình dạy học.
|
Việc tích hợp, theo PGS Thống, sẽ được thực hiện một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên, tạo điều kiện tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức dạy học và thuận lợi cho kiểm tra, đánh giá. “Xu thế phát triển chương trình giáo dục hiện đại ngày càng coi trọng giáo dục theo lĩnh vực vì các môn học, nhất là các môn học trong cùng một lĩnh vực có quan hệ rất mật thiết với nhau”, ông Thống nói. Theo ông Thống, ví dụ với yêu cầu giáo dục lịch sử, sẽ không chỉ môn lịch sử gánh vác mà còn có các môn như ngữ văn, âm nhạc, kỹ thuật, giáo dục lối sống, giáo dục công dân… cùng chia sẻ.
“Tự chọn tới 7 môn là hơi nhiều” !
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội, cho rằng đối với giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT), Nghị quyết 88 của Quốc hội quy định: “Giáo dục định hướng nghề nghiệp bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”. Để đáp ứng yêu cầu này, phải thực hiện giáo dục phân hóa và tự chọn. Nên lấy lớp 10 làm dự hướng, lớp 11 và 12 để học sinh (HS) tự chọn môn học. Người tự chọn định hướng nghề nghiệp và chọn những môn học phù hợp với định hướng đó là HS.
tin liên quan
Cậu học trò chế tạo robot thông minh thám hiểm đại dươngHơn một năm mày mò nghiên cứu, cậu học trò Phạm Khắc Phi Long (học
sinh lớp 11, Trường THPT Gia Định, TP.HCM) đã sáng tạo thành công sản
phẩm mang tên: 'Fitz' robot.
Theo GS Thuyết, nên có một năm học “dự hướng”. Cụ thể là ở lớp 10, HS vẫn được học đủ các môn với nội dung hướng nghiệp của từng môn rõ hơn chương trình hiện hành. Trừ 3 môn công cụ toán, ngữ văn, ngoại ngữ được dạy suốt năm học, các môn còn lại mỗi môn chỉ được bố trí trong một học kỳ. Môn giáo dục thể chất sẽ được tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ thể thao tự chọn. Như vậy, số lượng các môn học ở mỗi học kỳ lớp 10 chỉ vào khoảng 6 hoặc 7 môn. Sau giai đoạn dự hướng, từ lớp 11 trở đi, HS cần được tập trung vào các môn học chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. “Theo tính toán của chúng tôi, mỗi HS chỉ cần chọn khoảng 5 môn học. Bên cạnh những môn cần cho nghề nghiệp tương lai, các em có thể chọn thêm những môn phù hợp với sở trường, sở thích của mình”, GS Thuyết đề xuất.
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng chương trình nên phân hóa theo cách tự chọn. Theo bà Tâm Đan, THPT là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Như vậy, nếu nói đơn giản hơn là THPT lần này có mục tiêu để giúp HS chọn nghề.
tin liên quan
Năm 2017 ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi chungÔng Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, ĐH này không tổ chức kỳ thi riêng đánh giá năng lực để xét tuyển đại học.
Nhận xét về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ công bố để xin ý kiến góp ý từ cuối năm 2015, bà Tâm Đan bày tỏ băn khoăn khi cấp THPT yêu cầu HS phải học cả bắt buộc và tự chọn tới 7 môn là hơi nhiều. Theo bà, thông thường chương trình của các nước tiên tiến thường để HS tự chọn 5 môn, những năm cuối nên đào tạo sâu một số môn mà HS sẽ chọn nghề. Ví dụ như khối khoa học cơ bản, khối kinh tế, khối kỹ thuật, khối văn hóa nghệ thuật… Để giảm bớt môn học bắt buộc, bà Tâm Đan đề nghị cụ thể: ví dụ môn học về đạo đức nên kết thúc ở lớp 11 để đến lớp 12 HS chỉ chuyên tâm vào việc học các môn chuyên ngành cho đào tạo nghề sau này.
Bà Tâm Đan cũng nhấn mạnh, trong giáo dục có một chương trình tốt là một điều kiện cần thiết để đạt được chất lượng. Nhưng nếu điều kiện thực hiện chương trình yếu kém thì không thể dẫn đến thành công được. Chương trình chỉ là lý thuyết, còn vào được thực tế hay không còn phụ thuộc 2 yếu tố: giáo viên và cơ sở vật chất.
tin liên quan
'Ông bà anh' vào đề kiểm tra học kỳ môn ngữ vănHôm nay, nhiều học sinh đã chia sẻ trên mạng xã hội về nội dung đề kiểm tra ngữ văn trích lời bài hát Ông bà anh của Lê Thiện Hiếu trong chương trình Sing my song.
Bình luận (0)