Phương án này đã được thông qua trong cuộc họp tổng kết công tác tuyển sinh 2016 và phương hướng tuyển sinh 2017 do ĐH này tổ chức chiều 20.12.
Thí điểm thi đánh giá năng lực
Theo PGS-TS Đinh Đức Anh Vũ, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH, ĐHQG TP.HCM, năm 2017 ĐH này sẽ xét tuyển dựa trên 4 phương thức.
Theo đó, phương thức thứ nhất là xét tuyển thẳng thí sinh theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm tới của Bộ GD-ĐT. Điều kiện và thời gian xét tuyển theo đúng kế hoạch tuyển sinh của Bộ.
Phương thức thứ 2 ĐH này áp dụng là ưu tiên xét tuyển học sinh các trường THPT chuyên, năng khiếu trên toàn quốc. Cụ thể, thí sinh phải tốt nghiệp THPT năm 2017, phải đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm lớp 10, 11 và 12 hoặc là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Ngoài ra, thí sinh phải có hạnh kiểm tốt trong 3 năm THPT.
Phương thức thứ 3 là xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia 2017.
tin liên quan
Tuyển sinh ĐH 2017: Bỏ điểm ‘sàn’ đại học* Không giới hạn số lượng nguyện vọng
Sẽ không đặt điểm 'sàn', không giới hạn số lượng nguyện vọng của thí sinh, đảm bảo quyền tự chủ tuyển sinh của các trường...
Đặc biệt, năm tới ĐH này áp dụng thêm phương thức tuyển sinh mới là thí điểm xét tuyển thí sinh từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do chính ĐH này tổ chức ở một số đơn vị.
Tuy nhiên, thí sinh xét tuyển vào ĐH này dù bằng phương thức nào vẫn phải đảm bảo điều kiện sơ tuyển. Cụ thể, thí sinh phải tốt nghiệp THPT và có điểm trung bình cộng 3 năm học (lớp 10, 11 và 12) từ 6,5 điểm trở lên với bậc ĐH và từ 6,0 điểm trở lên với bậc CĐ.
Phát biểu trong buổi làm việc, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nói năm 2017 ĐH này chưa tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trong toàn hệ thống, chỉ triển khai thí điểm tại một vài trường thành viên.
Nên có giới hạn nguyện vọng xét tuyển
Góp ý về dự thảo quy chế tuyển sinh, PGS-TS Trần Lê Quan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, nói nên giới hạn tối đa 4 nguyện vọng xét tuyển vào 4 trường trong năm nay. Bởi lẽ, khi có quá nhiều nguyện vọng thì có thể dẫn đến tình trạng thí sinh sẽ chọn nhiều ngành nghề khác nhau, mất định hướng nghề nghiệp.
tin liên quan
Trường CĐ lo khi bỏ điểm 'sàn' ĐHBộ GD-ĐT dự kiến bỏ điểm “sàn” ĐH gây ra nhiều quan điểm khác nhau trong các trường CĐ.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ bổ sung: “Quan sát thực tế tuyển sinh các năm có thể thấy thí sinh trúng tuyển vào trường ở nguyện vọng 2 có rất nhiều lăn tăn vì không đúng nguyện vọng. Vì vậy việc cho phép đăng ký nhiều nguyện vọng thực sự không có ý nghĩa. Nếu không đúng ngành nghề thì sinh viên sẽ học chểnh mảng hoặc bỏ học rất nhiều. Tình trạng này có thể thấy rõ nếu làm phép tính đơn giản về số lượng sinh viên bỏ học 2 năm qua so với trước đó”.
PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế thì cho biết quan ngại nhất trong xét tuyển năm nay là thời gian có thể kéo dài. Khi tất cả các trường cùng tham gia xét tuyển trên phần mềm có thể gây ra trục trặc mạng, kéo dài thời gian xét tuyển của các trường.
Bình luận (0)