Đa số học bằng điện thoại, không có wifi
Kết quả khảo sát cho thấy một vài thông số tích cực như có tới 90% sinh viên tham gia suốt lớp học, có nhiều ý kiến cho rằng học trực tuyến giúp nâng cao kỹ năng tiếp cận
công nghệ thông tin, rèn tính chủ động trong việc học…
Nhưng khảo sát này cũng cho thấy những con số rất "sốc" về thực trạng dạy học trực tuyến đang diễn ra. Theo đó, đa số sinh viên học trực tuyến bằng điện thoại và phần lớn không có wifi để học.
Có tới 85% sinh viên cho rằng việc học trực tuyến có hiệu quả thấp hơn so với học truyền thống (học tập trung trên lớp). 36% sinh viên được khảo sát cho biết có gặp những đối tượng quấy phá lớp học.
Có 14-18% sinh viên còn cho rằng
giảng viên chưa điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với hình thức trực tuyến, chỉ đưa bài giảng lên hệ thống và chưa có nhiều tương tác với người học.
Ngoài ra, khảo sát này cũng có 64% sinh viên cho rằng giảng viên giao bài tập nhiều, môn nào cũng có bài kiểm tra và thu hoạch theo tuần. Giảng viên yêu cầu đọc tài liệu nhiều, chương trình chưa giảm tải nên nội dung học khá nặng.
Vì sao học trực tuyến kém hiệu quả?
Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức hội nghị đào tạo trực tuyến
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều trường ĐH đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ học kéo dài. Trước những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, Bộ GD-ĐT sẽ có hội nghị đào tạo trực tuyến giáo dục ĐH trong dịch Covid-19 vào ngày 17.4 tới. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ sư phạm và một số lãnh đạo tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, đào tạo trực tuyến.
|
Xếp thứ hai trong các hạn chế được sinh viên chỉ ra là "học trực tuyến làm đau đầu, đau tai, đau mắt do ngồi học quá lâu và nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại quá nhiều" (chiếm tới gần 68% mẫu khảo sát).
Bên cạnh đó, nguyên nhân học trực tuyến khó tập trung vì môi trường xung quanh nhiều khi ồn ào hoặc yếu tố bên ngoài tác động, chiếm 62%. Hình thức học này còn hạn chế sự tương tác và trao đổi giữa người học và người dạy dẫn đến dễ nhàm chán.
Ngoài ra còn một số khó khăn của hình thức học này được chỉ ra như dùng điện thoại nên thao tác bị hạn chế, nhìn slide và xem video không rõ, không mở được file bài tập có dung lượng lớn; chưa quen học nhóm trực tuyến…
Theo tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo trường này, việc khảo sát này nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như khó khăn của người học trong quá trình học tập theo hình thức trực tuyến. Trên cơ sở đó để có những giải pháp hỗ trợ người học để đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.
Bình luận (0)