Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, ý kiến đại diện các trường cho rằng việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường hiện nay với các tiêu chí đảm bảo cơ sở vật chất, an toàn cho học sinh, dễ quản lý học sinh của phụ huynh, kiểm soát được nội dung, chất lượng giáo viên… Trong khi đó, việc đạt các tiêu chí trên là hạn chế đối với các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo Sở GD-ĐT cho biết từ năm học 2016-2017 TP.HCM sẽ tự thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và công nhận tốt nghiệp cho học sinh THPT. Cụ thể các trường và giáo viên giảng dạy có trách nhiệm đánh giá định kỳ học sinh. Sở GD-ĐT sẽ tổ chức đánh giá chung giữa và cuối cấp học để làm cơ sở xem xét hoàn thành chương trình học của cả cấp. Đồng thời thành phố sẽ tăng cường phân cấp thực hiện các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh.
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo Sở GD-ĐT cho biết từ năm học 2016-2017 TP.HCM sẽ tự thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và công nhận tốt nghiệp cho học sinh THPT. Cụ thể các trường và giáo viên giảng dạy có trách nhiệm đánh giá định kỳ học sinh. Sở GD-ĐT sẽ tổ chức đánh giá chung giữa và cuối cấp học để làm cơ sở xem xét hoàn thành chương trình học của cả cấp. Đồng thời thành phố sẽ tăng cường phân cấp thực hiện các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh.
tin liên quan
TP.HCM được biên soạn sách giáo khoa, công nhận tốt nghiệpNgày 12.8, TP.HCM công bố kết luận của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân
Nhạ và Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc về phát
triển GD-ĐT của TP.HCM diễn ra vào ngày 7.6.2016.
Các trường được chủ động trong việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy của các bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, chủ động xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp liên môn và đa dạng hóa việc kiểm tra đánh giá phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế của từng trường. Bên cạnh đó, trong năm học 2016-2017 thành phố cũng sẽ tự xây dựng khung chương trình giáo dục và biên soạn những nội dung giáo dục về đặc điểm lịch sử, văn hóa kinh tế-xã hội của thành phố phù hợp thực tiễn dựa trên khung chương trình chung của Bộ với số môn học bắt buộc (văn - tiếng Việt, toán, ngoại ngữ) và tự chọn phải hoàn thành trong cả cấp học tối đa là 8 môn.
tin liên quan
Năm học mới: Học sinh tiểu học sẽ biết mình tiến bộ thế nàoCuối tuần qua, Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc họp góp ý sửa đổi Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Sau khi nghe xong báo cáo của Sở GD-ĐT, ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành uỷ TP.HCM, nêu rõ hiện nay ngành giáo dục còn nhiều điều khá bất cập. Những yếu kém cần phải thẳng thắn chỉ ra như: Tệ nạn dạy thêm học thêm; thiếu cơ sở và giáo viên được đào tạo theo chuẩn cho việc chăm sóc trẻ em ở tuổi mầm non; chương trình dạy kiến thức còn tạo áp lực lên học sinh và các bậc phụ huynh; hiện tượng quá tải về số học sinh trong một lớp học còn xảy ra ở khắp nơi; vẫn còn để xảy ra bạo lực học đường, từ cả phía giáo viên và học sinh, sinh viên. Chất lượng chuyên môn của giáo viên, nhất là giáo viên tiếng Anh cũng còn nhiều hạn chế; chưa thống nhất được đầu mối quản lý trong giáo dục nghề nghiệp khiến còn buông lỏng công việc này ở nhiều nơi; quản lý cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài còn nhiều bất cập.
Trước thực tế đó, ông Thăng yêu cầu ngành giáo dục phải giảm tải nhanh giáo dục phổ thông. Tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập, phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Bình luận (0)