Mỗi nơi, truyền thống ngày khai trường mỗi khác nhưng đâu đâu trẻ em cũng nô nức trong ngày hội tới trường.
Nhật Bản
Ngày khai trường của Nhật Bản rơi vào đầu tháng 4 mỗi năm. Học sinh ở đây có một năm học dài nhất trên thế giới với 250 ngày. Học sinh sẽ có những kỳ nghỉ ngắn trong năm vào mùa hè, mùa đông và mùa thu, thay vì nghỉ hè như nhiều nước khác.
Theo tờ Little Oassports, trẻ em mang theo dụng cụ học tập trong chiếc gặp có tên randoseru để tới trường. Đó là chiếc cặp khá cứng cáp chứa sách vở, giấy origami và hộp bút chì đặc biệt có tên gọi afudebako.
tin liên quan
Lễ khai giảng vui nhất của em!Sáng 5.9, hầu như tất cả các tuyến đường tại TP.HCM đều tràn ngập hình ảnh học sinh với đồng phục quần xanh, áo trắng xúng xính cặp sách tới trường tham dự lễ khai giảng.
Theo truyền thống của ngày đầu tới trường, nếu học sinh mang theo bữa trưa gồm cơm trắng, nước sốt rong biển và trứng cút đồng nghĩa là sẽ gặp nhiều may mắn cho năm học mới.
Bên cạnh đó, vì giày đi ngoài đường thì không được mang vào trường nên học sinh sẽ phải mang theo đôi dép riêng để đi trong trường.
|
Hà Lan
Ở Hà Lan, xe chở hàng hay xe có tên bakfietsen thường được phụ huynh sử dụng để đưa trẻ tới trường. Những chiếc xe này có một cái thùng lớn đặt phía trước người lái.
Những chiếc xe này rất được yêu thích vì thân thiện và không chiếm chỗ khi tìm chỗ đậu xe. Những chiếc xe này trở nên phổ biến đến nỗi phụ huynh nào cũng dùng nó để chở trẻ đi khắp nơi trong thành phố.
Vào ngày tựu trường, học sinh ở đây phải suy nghĩ và chọn ghi danh sáng chế gì đó ở trường.
|
Đức
Cách đây 200 năm cho đến nay, trẻ em ở Đức sẽ được tặng một món quà hình chiếc nón khổng lồ mang tên Schultuete vào ngày khai trường.
Schultuete nghĩa là Chiếc nón trường học. Chiếc nón này rất lớn, được làm bằng giấy cứng, ở trong đó chứa đồ dùng học tập, những món quà nhỏ và bánh kẹo. Đôi khi, chiếc nón này to bằng một đứa trẻ.
Chiếc nón là món quà do phụ huynh mua trong hè và tặng cho con họ trong ngày đầu tới trường.
tin liên quan
Seoul cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu họcCơ quan quản lý giáo dục thành phố Seoul, Hàn Quốc đã ban lệnh cấm các trường tiểu học cho học sinh bài tập về nhà. Mục đích nhằm giảm bớt gánh nặng bài tập, tăng cường vai trò của giáo dục cộng đồng cho học sinh.
Kazakhstan
Ở Kazakhstan, trong ngày khai trường học sinh cũng được tặng những chiếc cặp đặc biệt bên trong có kẹo, bút chì và một số cây nến. Theo tờ ParentMap, ngoài ra, mỗi học sinh đều mang theo một bông hoa để tặng cho thầy cô giáo. Vào ngày này, các cửa sổ mỗi lớp học đều thơm lừng hoa.
|
Nga
Để chào mừng ngày đầu tiên năm học mới, người Nga gọi là “Ngày tri thức”. Vào ngày này, trẻ em thường mang những bó hoa tươi nhiều màu sắc tặng cho thầy cô và sẽ được nhận lại những quả bóng.
Ngày 1.9 được xem là “Ngày tri thức” ở nước này.
Ấn Độ
Ở Ấn Độ, học sinh cũng được nhận các món quà đặc biệt vào ngày khai trường, mang tên là Praveshanotshavan. Vì ngày khai trường thường trùng với mùa mưa nên các món quà thường có là cái dù mới toanh.
tin liên quan
Trăn trở trước năm học mớiĐến năm học 2016 - 2017, giáo dục nước ta đã trải qua một thời kỳ 5 năm thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo định hướng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng năm 2011.
Triều Tiên
Theo tờ SBS Australia, học sinh ở CHDCND Triều Tiên thường bắt đầu đi học khi 5 tuổi và học 11 năm. Học sinh phải mặc đồng phục theo quy định và thường xuyên học về đạo đức người cộng sản cùng các môn học chính trị khác. Các môn học xã hội được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi dạy cho học sinh. Và dĩ nhiên là ngày khai trường sẽ không có cái kẹo nào được dành tặng cho học sinh.
Bình luận (0)