Thí nghiệm giết mèo trong sách giáo khoa gây tranh cãi ở Ấn Độ - Ảnh chụp màn hình Channel News Asia |
Nhiều người tức giận đã cáo buộc quyển sách có nội dung xúi giục học sinh giết mèo để làm thí nghiệm khoa học.
Sách giáo khoa được sử dụng ở hàng trăm trường học tư nhân ở Ấn Độ. Trong đó, nội dung quyển sách có phần thí nghiệm khoa học đặt 2 con mèo ở 2 thùng khác nhau. Một thùng có lỗ thông khí, thùng thì không, theo AFP.
“Đặt một con mèo nhỏ trong mỗi thùng rồi đóng nắp. Sau một lúc mở hộp ra, các em thấy gì ? Con mèo trong thùng không có lỗ thông hơi đã chết”, một đoạn trong sách viết.
tin liên quan
Sáng kiến kết nối sinh viên của đại học MỹĐại học miền trung Florida (UCF) vừa nghĩ ra biện pháp độc đáo để kết nối cộng đồng sinh viên gồm 62.000 người của trường.
Các nhà vận động vì quyền động vật cho biết một số trường đã xé những trang trên. Sách có tựa đề là “Thế giới xanh của chúng ta”. Trường cũng yêu cầu nhà xuất bản phải cam kết là không in ấn những trang sách như vậy trong lần những xuất bản sau.
“Quyển sách thật ngu ngốc, nội dung thí nghiệm như thế có thể gây hại cho trẻ em cũng như sinh mạng động vật”, Vidhi Matta, người phát ngôn Liên đoàn các tổ chức bảo vệ động vật Ấn Độ, cho biết.
Bà cũng nói thêm là vẫn chưa có báo cáo nào về vụ học sinh tập thử nghiệm giết mèo theo nội dung của sách giáo khoa. Đây không phải là lần đầu sách Ấn Độ có nội dung gây tranh cãi.
Một quyển do chính quyền bang Chhattisgarh, Ấn Độ xuất bản từng viết rằng phụ nữ là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Trong khi đó, một quyển khác lại viết Nhật Bản đã thả bom nguyên tử xuống nước Mỹ.
tin liên quan
Yoga trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh Ấn Độ(TNO) Bộ trưởng phát triển nguồn nhân lực Ấn Độ Smriti Irani ngày 22.6 tuyên bố kể từ bây giờ yoga sẽ được dạy như là một môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp 6 đến lớp 10 trong các trường công.
tin liên quan
Học sinh Trung Quốc leo vách đá cao 800 mét đi học có thang mớiChiếc thang dây mới được làm bằng kim loại vừa được đặt ngay vách núi tại một ngôi làng ở Trung Quốc giúp học sinh đến trường an toàn hơn ở độ cao 800 mét.
Bình luận (0)